»» Nội dung bài viết:
“Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm, tình bạn bè keo sơn và tình yêu quê hương tha thiết”. Dựa vào các bài ca dao đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Mở bài:
– Khẳng định tục ngữ, ca dao là kinh nghiệm sống của ND, là tâm hồn dân tộc.
– Nêu ý kiến nhận xét ở đề bài.
- Thân bài:
1. Ca dao là tiếng nói về t/c gia đình đằm thắm.
– Ca dao đã ghi lại những tình cảm tha thiết thắm đượm của những con người cùng sống chung dưới một mái ấm gia đình yên vui, hạnh phúc.
+ Ca do thể hiện tình yêu thương ông bà, biết ơn ông bà, tổ tiên:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
+ Ca dao thể hiện tình yêu thương cha mẹ, công lao cha mẹ dành cho con cái thật to lớn, con cái phải biết ơn cha mẹ, làm tròn bổn phận của đạo làm con:
“Công cha như núi thái sơn…”
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
+ Ca dao thể hiện tình cảm anh em trong một nhà, những người cùng chung dòng máu, chung cha mẹ gắn bó thân thiết, yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn nhau.
“Anh em như thể chân tay…”
“Chị em như chuối nhiều tàu…”
– Đặc biệt dưới các mái nhà hạnh phúc ấy làm sao có thể thiếu tình cảm vơ chồng thuỷ chung son sắt, nồng thắm, bền chặt.
+ Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn:
“Râu tôm nấu với ruột bầu…”
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.
“Rủ nhau lên núi đốt than
Chồng mang đòn gánh vợ mang quang giành
Củi than nhem nhuốc với tình
Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên”
– Họ chung thuỷ vẹn tròn trước sau như một.
“Một thuyền, một bến, một dây
Đói no, sướng khổ, đắng cay chịu cùng”.
“Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau”.
– Họ chung lòng chung sức và có thể làm được những việc tưởng chừng không làm nổi:
“Thuận vợ, thuận chồng, cát biển đông cũng cạn”.
“Thương nhau tạc một chữ tình
Trăm năm thề quyết bạn mình có nhau”.
2. Ca dao còn là tiếng nói về tình bạn bè keo sơn, gắn bó.
– Bạn bè gắn bó với nhau như hình với bóng, như những gì gần gũi dưới cùng một vòm trời.
“Bạn về có nhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời”
– Tình nghĩa bạn bè không bao giờ nhạt phai cho dù thời gian có chia xa, cuộc đời dẫu có nhiều đổi thay:
“Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn khăng khăng một niềm”
– Bạn bè xa nhau, nhớ nhau, thương yêu nhau tha thiết:
“Chiều chiều mây phủ sơn trà
Lòng ta thương bạn, nước mắt và lộn cơm”
3.Thắm đượm tha thiết trong ca dao là tình làng xóm quê hương:
– Yêu quê hương là yêu những gì quen thuộc trên mảnh đất quê hương ấy.
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”
Xa quê, nhớ quê là nhớ những gì giản dị, đậm đà hương vị quê hương.
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”.
– Những con người sống chung một đất nước, một miền quê đều có quê hương gắn bó với nhau, ca dao xưa cũng từng nhắc nhở:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
– Ca dao còn là tiếng nói về tình yêu quê hương tha thiết.
Ca ngợi vẻ đẹp ở mọi miền:
+ Từ Lạng Sơn đến vùng địa đầu Tổ quốc:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.
+ Thăng Long, nơi phồn hoa đô thị:
“Phồn hoa thứ nhất Long thành
Phố giăng mắc cửu đường quanh bàn cờ”.
+ Vẻ đẹp Hà Nội xưa:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
+ Nghệ tĩnh, nơi sơn thuỷ hữu tình:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
+ Vẻ đẹp vùng đồng tháp mười:
“Đồng tháp mười cò bay thẳng cánh
Nước tháp mười lóng lánh cá tôm”.
- Kết bài:
– Ca dao chắt lọc những tình cảm tha thiết của con người, chắt lọc những vẻ đẹp bình dị, chân thật, mộc mạc ở mọi miền quê.
– Ca dao bồi đắp cho con người tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước.