Ý nghĩa những câu hát về tình cảm gia đình

y-nghia-nhung-cau-hat-ve-tinh-cam-gia-dinh

Ý nghĩa những câu hát về tình cảm gia đình

Hoàn cảnh sáng tác: Ca dao, dân ca là những thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của con người, nó được quần chúng nhân dân sáng tác trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt gia đình, cộng đồng…

Đặc điểm nội dung, nghệ thuật

Những câu hát về tình cảm gia đình là một trong những nội dung chủ đạo trong ca dao, dân ca trữ tình truyền thống của người Việt. Bộ phận này bao gồm tất cả những bài ca dao, dân ca phản ánh sinh hoạt và quan hệ gia đình. Những câu hát về tình cảm gia đình vừa thể hiện những quan hệ tình cảm tốt đẹp, những truyền thống đạo lý quý báu, vừa thể hiện ước mơ vé cuộc sống đoàn tụ, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn phong phú, khỏe khoắn của người lao động xưa.

Những câu hát về tình cảm gia đình đều có âm điệu chung rất ngọt ngào, sâu lắng và thiết tha, sử dụng biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao – dân ca nói chung như so sánh, ẩn dụ… Ngoải ra, các bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh mang tính chất truyền thống, quen thuộc, mộc mạc, dễ hiểu…

Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề quen thuộc trong ca dao, dân ca. Những bài ca này là lời ca thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của các thành viên khác nhau trong gia đình như người mẹ, người cha, người con, người anh, người em… Những bài ca thuộc chủ đề này đã thể hiên truyền thống đạo lí tốt đẹp, bộc lộ những nét đẹp trong lối sống, trong suy nghĩ, trong cách cư xử, trong tình cảm… của người Việt Nam.

Bài ca thứ nhất:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời ca của người mẹ hát ru con. Âm điệu bài ca dịu dàng, sâu lắng, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.

Bài hát đã sử dụng những hình ảnh kì vĩ: “núi ngất trời”, nước “biển Đông” để so sánh với công cha, nghĩa mẹ. “Núi ngất trời” là ngọn núi rất cao, người ta chì có thể cảm thấy chiều cao vô cùng của nó mà không thể đo được độ cao một cách chính xác. Cũng giống như “núi ngất trời”, người cha chính là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho người con trong suốt cả cuộc đời. Còn “nước ở ngoài biển Đông” cũng vậy, cũng bao la, mênh mông, dịu dàng và ăm ắp như tấm lòng người mẹ. Phép so sánh trên dã giúp chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công ơn lớn lao của cha mẹ.

Hình ảnh “núi cao, biển rộng” tiếp tục được láy lại ở câu ca thứ ba một lần nữa nhấn mạnh thêm công lao của cha mẹ. Từ đó, lời ca nhắn nhủ đến chúng ta: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

“Ghi lòng” nghĩa là khắc sâu, là in dấu đậm nét trong trái tim, trong tâm trí. Để nuôi con khôn lớn, trưởng thành, cha mẹ đã phải chịu bao vất vả, không quản nhọc nhằn. Nhưng cha mẹ không mong con phải trả ơn mà cao cả hơn, cha mẹ mong muốn con hãy ghi nhớ sự hi sinh lớn lao ấy đề biết sống sao cho tốt đẹp.

Bài ca dao chứa đựng một đạo lí sống cao đẹp nhưng không hề khô khan, cứng nhắc. Nó được hát lên từ trái tim yêu thương của mẹ, từ niềm hi vọng của cha. Bời vậy, câu ca đã trở nên thân thuộc, gần gũi với biết bao thế hệ.

Bài ca dao thứ hai:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Bài ca dao là lời tâm sự của người con gái xa quẽ. Câu ca dã mở ra một thời gian, không gian đầy tầm trạng: “Chiều chiểu ra đứng ngõ sau “

“Chiều chiều” là mô típ thời gian rất quen thuộc trong thơ ca. Chiều là thời điểm ánh nắng đã nhạt bớt, không gian như lắng dần vào chiều sâu. Đó cũng là khoảng thời gian gợi buồn, gợi nhớ. Đặc biệt là đối với những người tha hương. Hơn nữa, “chiều chiều” không phải chỉ là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều. Thời gian mở đầu câu ca dao hé mở cho chúng ta thấy nỗi buồn thương đầy vơi trong tâm hồn cô gái xa quê. Không gian “ngõ sau” cũng là một không gian rất giàu sức gợi. Đó là một góc khuất, vắng vẻ, hiu quạnh rất thích hợp cho việc bộc lộ những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn: “Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều “

Quê mẹ là nơi ta được sinh ra, là nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó máu thịt đối với mỗi con người. Quê mẹ chính là quê hương, nguồn cội của con người. Đó là nơi chan chứa bao kỉ niệm, nơi có biết bao nhiêu người ruột thịt thân yêu. Vì vậy, xa quê hương ai mà không thương không nhớ? Cô gái trong bài ca cũng vậy, khi xa quê cô luôn “trông về” quê hương với đôi mắt đau đáu nhớ thương.

Cụm từ “ruột đau chín chiểu” càng thể hiện sâu sắc hơn nỗi nhớ niềm thương ấy. Tâm trạng cô ngổn ngang, nỗi dau dâng lên quặn thắt. Nỗi đau của cô có thể là nỗi đau nhói lên khi nghĩ tới người mẹ già không ai châm sóc, đỡ dần những lúc ốm đau. Cũng có thể đó là nỗi đau của người phụ nữ có số phận long dong, lận đận, gặp nhiều bất hạnh, trắc trở trong cuộc sống. Câu hát tâm tình trên đã trở thành tiếng lòng của biết bao người xa quê.

Bài ca dao thứ ba:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Bài ca dao là lời của con cháu thể hiện lòng biết ơn sâu nặng đối với ông bà, tổ tiên. “Ngó lên” là cái nhìn hướng lên trên, thể hiện thái độ trân trọng, thành kính. “Nuộc lạt” là mối buộc của sợi lạt. “Nuộc lạt buộc mái nhà” gợi nên một mái nhà ấm cúng, đoàn kết. “Nuộc lạt mái nhà” còn gợi công sức lao động bền bỉ của ông cha ta đã dày công tạo dựng gia đình. Nó cũng như tình cảm của con cháu đối với ông bà luôn bền chặt, khăng khít, không thể tách rời.

Hình ảnh so sánh trên thật gần gũi, giản dị nhưng nó đã nói được thấm thía nỗi nhớ ông bà, tổ tiên và gợi nên những tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng. Ngày nay, những nuộc lạt không còn là hình ảnh quen thuộc trong đời sống thường ngày nhưng nội dung mà bài ca dao gửi gắm sẽ còn vang vọng mãi mãi.

Bài ca dao thứ tư:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Bằng các từ ngữ “nào phải người xa” và điệp ngữ “cùng”, bài ca đã thể hiện tình cảm anh em gần gũi, gắn bó, thân thiết. Anh em ruột thịt là những người cùng cha mẹ sinh ra, cùng lớn lên và sống chung một mái nhà, cùng được cha mẹ yêu thương, dạy dỗ, bảo ban. Bởi vậy, anh em cần phải yêu thương nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Anh em gắn bó đem lại hanh phúc cho cha mẹ và đó cũng là một cách báo hiếu cha mẹ. Hình ảnh “tay chân” đã thể hiện tình cảm thiêng liêng ấy một cách chân thực mà sâu sắc.

Bài ca dao đã đề cao tình anh em, đề cao truyền thống đạo lí gia đình Việt Nam. Nó là lời nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt, vì mái ấm gia đình.

Những bài ca dao về tình cảm gia đình:

– Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

– Cây khô chưa dễ mọc chồi,
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta.
Non xanh bao tuổi mà già,
Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu.

– Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

– Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.