Phân tích Chùm ca dao về quê hương, đất nước

phan-tich-chum-ca-dao-ve-que-huong-dat-nuoc

Phân tích Chùm ca dao về quê hương, đất nước.

  • Mở bài:

Ca dao là tiếng nói tâm tình của người lao động bình dân. Qua những câu thơ lục bát nhịp nhàng, mềm mại như tiếng hát, lời ru, người nông dân bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm thiết tha của mình về cuộc sống lao động, về thế sự, về tình yêu lứa đôi, về quê hương đất nước,… Có thể nói, vẻ đẹp quê hương, đất nước nhẹ nhàng đi vào ca dao, trở thành niềm tự hào lớn lao của con người Việt Nam từ xưa đến nay.

  • Kết bài:

Chùm 3 bài ca dao về quê hương đất nước là sự chọn lọc tinh tế, sâu sắc, nắm trọn vẻ đẹp yên bình của quê hương Việt Nam và tâm hồn người Việt vốn ưa thích sự giản dị, trầm sâu và lặng lẽ.

Bài ca dao thứ nhất là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu ở kinh thành Thăng Long, vùng đất ngàn năm văn hiến:

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trần Vĩ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

– Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương.

+ Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bến bờ hổ liệu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thôi mà chỉ đưa nhe nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng với gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió “Gió đưa cành trúc la đà”. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thời tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những càn trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót..

+ Ở câu thơ thứ nhất, nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác vẻ đẹp của mùa Hà Nội với “cành trúc la đà” thì câu thơ thứ hai tác giả dân gian lại gợi cho người đàn cảm nhận vẻ đẹp mùa thu thủ độ qua thính giác với âm thanh vang vọng của tiếng chuông chùa “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh, lấy hư tả thực. Xa xa, văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo. Nghe tiếng chuông vang vọng cùng tiếng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn.

Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc cũng đã có một sự phối thanh tài tình như thế:

Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Tiếng chuông vẳng theo tiếng quạ kêu sương khắc khoải tạo cảm giác buồn vắng, nhớ thương có chút khác biệt so với tiếng chuông hoà nhịp cùng tiếng gà gáy song cả hai đều lấy động tả tĩnh, dẫn hồn người đi về chốn trầm tư, tĩnh mịch, cô liêu.

+ Câu thơ thứ ba, tác giả dân gian sử dụng biện pháp đảo ngữ. Khói toả mịt mù được đảo lại “mịt mù khói toả”. Nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cảnh vật yên bình, tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng.

+ Câu thơ cuối của bài ca dao gợi lên âm thanh của cuộc sống lao động. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên “Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

– Bài ca dao tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước. Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long, giúp ta yêu và tự hào hơn về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

Khác với bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai mở ra cho người đọc một không gian rộng thoáng, lớn lao, kì vĩ của núi rừng Lạng Sơn:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi thành Lạng, kia sông Tam Cờ.”

– Lạng Sơn là một tỉnh ở phía Bắc nước ta, nơi đây có những đồi núi hùng vĩ, hoang sơ để lại nhiều ấn tượng cho những aithichs du lãm. Nhắc đến Lạng Sơn, người đọc như đến một vùng đất văn hóa truyền thống từ lâu đời với cái tên thường gọi thân quen: Xứ Lạng. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, là sự hoà nhập của cộng đoàn những tập quán sinh hoạt, những phong tục hội hè, những phiên chợ vùng cao, nhưng ngày hội Lồng thông, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, cũng như những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn …. đều say đắm lòng người. Đã có  rất nhiều bài ca dao nhắc đến những địa danh nổi tiếng của xứ Lạng khiến người đọc rung động, khơi dậy khát vọng được lên vùng đất có nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ này. Con đường đến xứ Lạng ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, phải vượt núi lội đèo mới cảm nhận sự thú vị của thiên nhiên của vùng cao.

– Câu thơ mở đầu bài ca dao là một câu hỏi đầy ấn tượng: “Đường lên xứ Lạng bao xa?”. Và ngay sau câu hỏi đó là một câu trả lời trực tiếp: đường lên xứ Lạng xã hội, đầy khó khăn, vất vả: “Cách một trái núi với ba quãng đồng”. Cách diễn đạt về độ xa, độ dài của con đường lên xứ Lạng rất thú vị, đó không phải là một con số cụ thể khoa học bao nhiêu ki lô mét mà là cách đo chiều dài của dân gian “một trái núi” và “ba quang đồng”. Thông qua cách sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ của tác giả dân gian, người đọc hình dung được con đường lên vùng đất xứ Lạng rất xa xôi và để tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thú vị nơi đây, chúng ta phải vượt qua một quãng đường rất dài.

– Hai câu thơ cuối của bài ca dao là lời nhắn gửi: “Ai ơi, đứng lại mà trông”. Lời nhắn gửi được cất lên vô cùng tha thiết. Hai tiếng “Ai ơi” ấy như tiếng gọi, như trò chuyện với một ai đó, không hướng tới một đối tượng cụ thể nào mà câu ca dao như muốn hướng đến tất cả mọi người, tất cả những con người Việt Nam ta. Vượt qua quãng đường xa, đến với vùng đất xứ Lạng, chúng ta sẽ tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp nên thơ của vùng đất nơi đây: “Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”.

+ Trong chùm ca dao ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước có rất nhiều bài nhắc đến “thành Lạng”, “sông Tam Cờ”. Ví như bài ca dao: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô thị có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh…”, hay bài thơ “Xứ Lạng gọi mời” của tác giả Mỹ Hoa Lê từng viết: “Thu về xứ Lạng người ơi/ Chim kêu vượn hót gọi mời bạn xa/ Về đây sum họp một nhà Hát câu then lượn dân ca Tày-Nùng”. Đưa các địa danh của quê hương vào ca dao, thơ ca, lời bài hát là cách đó cũng là cách thể hiện tình yêu quê hương, nỗi nhớ cội nguồn sâu nặng của mỗi con người Việt Nam.

– Bài ca dao sử dụng mô típ quen thuộc trong ca dao, tục ngữ: sử dụng từ “ai” (đại từ phiếm chỉ), cách gọi mời thiết tha ẩn trong đó là lời nhắn nhủ ân tình “Ai ơi…” Cách gieo vần bằng xa – ba, trông – sống cùng với cách ngắt nhịp chẵn: 2/4; 4/4…đã thể hiện được tình yêu quê hương xứ Lạng sâu nặng, thiết tha của nhân vật trữ tình.

Rời núi rừng vùng biên ải xa xôi, bài ca dao 3 đưa người đọc trở về với xứ Huế, vùng đất cố đô với sông dài, trời rộng, ruộng đồng xanh thắm cỏ cây:

“Đồ từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Độ về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.”

– Xứ Huế mộng mơ từ lâu đi vào thơ ca với vẻ đẹp trầm mặc, lắng sâu. Một vùng đất vùng đất văn hóa đặc sắc, nhiều di sản và lễ hội độc đáo. Cùng với đó là nét đẹp trầm lắng dịu dàng và bình yên của cảnh quan và con người nơi đây đã khiến sức hút của Huế không nằm ở sự sôi động, náo nhiệt mà chính sự lặng lẽ, nên thơ và rất đỗi oai hùng đã đi sâu vào lòng người. Để rồi ai phải sững lại trước nét đẹp ấy, một cảm giác khó tả khiến bất kỳ ai cũng phải lo Huế đã đi vào thơ ca và giúp cho người yêu thơ hiểu biết thêm về vùng đất kinh môn này.

– Ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận được ở bài ca dao này đó là trong hai câu đầu, tác giả dân gian đã sử dụng thể thơ lục bát biến thể (cả hai dòng đều có 8 tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc). Với việc sử dụng thể thơ lục bát biến thể ở hai dòng đầu của bài ca dao, tác giả dân gian đã giới thiệu cho người đọc những địa danh nổi tiếng của Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ba Sinh. Các địa danh nổi tiếng xứ Huế được nhắc đến bài ca dao giúp cho người đọc cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của từng miền quê của xứ Huế. Chúng ta đã từng nghe nhiều bài hát, nhiều vần thơ viết và các địa danh này của Huế như bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử); hay lời của bài ca dao “Ai về An Cựu, Đông Ba /Ai qua Gia Hội, ai vô nội thành/Cùng nhau báo lấy tin mừng/Mỹ thua, Mỹ cút, hòa bình về ta.”… Mỗi địa danh của xứ Huế đều có sức hút với người đọc, khơi dậy tình yêu, lòng tự hào của con người đối với cảnh đẹp cố đô.

– Để miêu tả thiên nhiên xứ Huế, bài ca dao đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng và gợi cảm: Con đò, bóng trăng, tiếng hồ, nước non. Cách sử dụng các mô típ quen thuộc,mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc nhớ về quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình. Qua những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc này, bài ca dao đã khơi dậy trong tâm trí người đọc hình ảnh về quê hương, đất nước Việt Nam xinh đẹp, mến yêu; đồng thời bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, thiết tha.

– Cặp câu thơ lục bát “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh/ Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non” gợi lên vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế . Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì mới đây thiết tha, lay động lòng người.

– Bài ca dao giúp người đọc hình dung Huế là một miền đất với cảnh sông nước thơ mộng, tươi đẹp, nghĩa tình. Cách kể kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động của tác giả dân gian đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết. Bài ca dao đã để lại ấn tượng đẹp và đi vào trong tâm thức của con người Mỹ vùng đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử: cố đô Huế!

  • Kết bài:

Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, chúng ta cảm nhận được tác giả dân gian đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mỹ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Những tình cảm cao đẹp đó đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, những tâm tình của người lao động đã được gửi gắm vào những câu ca dao với sự thương nhớ, vấn vương quê hương, là vẻ đẹp quê hương xứ sở, là niềm tự hào về non sông đất nước những nét đẹp cổ kính ngàn đời, của thiên nhiên thơ mộng… Tình yêu đất nước trong các câu ca dao dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi không ngừng đến hôm nay và mãi mãi về sau.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.