long-ghen-ti-la-noi-bat-hanh-lon-nhat-cua-con-nguoi

Nghị luận: Lòng ghen tị là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người.

Lòng ghen tị là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người.

  • Mở bài:

– Chúng ta không thể nào vừa ghen tị vừa hạnh phúc. Sự ghen tị khiến chúng ta trở nên mù quángchê bai tất cả. Bàn về vấn đề này, có người cho rằng: “lòng ghen tị là nỗi bất hạnh của con người”. Điều đó thật có lí.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến.

+ Ghen tị” hay ganh ghét, đố kị là thái độ không bằng lòng, không chấp nhận khi thấy người khác có những điểm hơn mình và không ngừng hậm hực, thù hằn.

+ “Bất hạnh” là không có hạnh phúc, số phận gặp nhiều tai hoạ, trác trở, khổ đau.

→ Cách nói trên đã khẳng định lòng ghen tị chính là nỗi bất hạnh, khốn khổ nhất của con người.

2. Bàn luận.

Tại sao lòng ghen tị lại là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người ?

– Bản thân người ghen tị phải nếm trải những cảm xúc tiêu cực khi thấy người khác đạt được những điều mà mình không có (khổ đau, tức giận,…).

– Khi phải sống trong cảm giác ghen tị, cuộc sống của con người sẽ không thanh thản, bình yên, luôn lo âu, trăn trở,…

– Sự ghen tị còn dẫn dắt con người đến những suy nghĩ, hành động lầm lạc,… (cản trở, gây khó khăn, mâu thuẫn, xung đột,…).

– Cuối cùng, bản thân người có tính ghen tị sẽ trở thành nạn nhân khốn khổ nhất do luôn sống trong dằn vặt, bất an.

3. Bài học nhận thức và hành động.

– Ý kiến trên giúp mọi người tự nhìn lại bản thân mình để có cách sống đúng đắn, phù hợp với cộng đồng.

– Muốn tránh cho mình thoát khỏi nỗi bất hạnh, bản thân phải biết tránh xa sự đố kị, ganh ghét; biết bằng lòng với những gì mình có; biết chia sẻ niềm vui và sự thành công của người khác bằng tấm lòng chân thành;…

– Đề cao những người có cuộc sống thanh thản, bình yên; luôn vì cái chung, vì tập thể,… bởi đó sẽ là một cuộc sống giàu có, ấm áp, hạnh phúc;…

  • Kết bài:

– Chúng ta không thể tìm thấy được hạnh phúc bằng lòng ghen tị. Thật may mắn cho ai học được cách khâm phục mà không ghen tị.

Nghị luận: Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang