Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Cho đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Đọc bài thơ, em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào?
b) Chi tiết nào làm cho em chú ý và hứng thú? Vì sao?
c) Qua bài thơ, em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là một người như thế nào?
2. Dàn bài
a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
b) Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em: Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm. Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước, sau). Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ.
3. Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói
a) Mở bài: Có thể tham khảo những cách mở bài sau:
– Giới thiệu tác phẩm:
+ Cảnh khuya (hay Rằm tháng giêng) là một bài thơ…
+ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào thời kì…
– Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc của mình:
+ Đọc bài Cảnh khuya, em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí…
+ Bài Cảnh khuya thật thú vị…
b) Thân bài:
Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài (phong cảnh, tâm hồn). Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ. Ở đây nên vận dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,…
c) Kết bài:
Có thể kết bài theo những cách sau (hoặc nghĩ thêm cách khác):
– Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ…
– Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một người lạc quan, yêu đời…
– Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời….
II – THỰC HÀNH TRÊN LỚP
1. Học sinh phát biểu trong tổ, nhóm khoảng 20 phút.
2. Một số học sinh phát biểu trước lớp; thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá.
Yêu cầu: Phát biểu rõ ràng, mạch lạc, giọng nói có cảm xúc, tự nhiên.
* Soạn bài:
Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ.
– Cảnh Khuya là bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, đồng thời thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tình cảm gắn bó với thiên nhiên của con người Hồ Chí Minh. Bài thơ đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
b. Thân bài:
– Cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên:
+ Bước vào thế giới nghệ thuật của bài thơ ta như lạc vào thế giới của tiên cảnh vừa có trăng, có hoa lại vừa có non xanh nước biếc hữu tình thơ mộng.
+ Âm thanh của tiếng suối từ xa vẳng lại mơ hồ êm dịu, đưa đến cho người đọc cảm giác lâng lâng dịu ngọt.
+ Cảnh không chỉ đẹp mà còn rất thi vị bởi sự quấn quýt hoà quyện: trăng lồng vào cây, cây lồng vào hoa.
– Cảm nghĩ về hình ảnh của tác giả.
+ Giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, con người Bác xuất hiện với một tâm trạng thao thức băn khoăn chưa ngủ.
+ Đọc câu thơ cuối cùng làm cho chúng ta vô cùng xúc động, bởi lẻ lí do của sự chưa ngủ ấy là vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước, của dân tộc.
c. Kết bài:
– Ở ngoài đời Bác Hồ là một nhà cách mạng lớn, qua thơ ta hiểu thêm ở Bác một khía cạnh khác: một nghệ sĩ lớn.
– Bài thơ không chỉ giúp em biết yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên mà còn cảm phục kính yêu con người Bác, tâm hồn Bác.
soạn như vậy tốt lắm rồi
hay