LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I. CHUẨN BỊ:
* Đề văn: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
Em hiểu thế nào là biểu cảm về sự vật, con người?
– Là bộc lộ tình cảm, thái độ đối với sự vật, con người.
Có mấy cách thức biểu cảm?
– Có 2 cách biểu cảm: Trực tiếp và gián tiếp.
Tình cảm trong văn biểu cảm phải như thế nào?
– Tình cảm phải chân thật, rõ ràng, …
II. LUYỆN NÓI:
* Dàn ý:
Mở bài:
– Lời giới thiệu về bản thân.
– Cảm nghĩ chung về thầy, cô giáo.
Thân bài:
– Tầm quan trọng của thầy, cô giáo.
– Tình cảm cụ thể và kỉ niệm sâu sắc của em với thầy, cô giáo.
Kết bài:
– Những suy nghĩ về thầy cô.
– Lời cảm ơn.
- Viết mở bài và kết bài:
Đoạn văn:
Mở bài: Câu ngạn ngữ phương Tây: Mọi thiên tài đều bắt đầu từ chữ A. Nghĩa là ai cũng bắt đầu sự học tập của mình từ việc đánh vần các chữ cái A, B, C … Hay bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng để rồi sau đó mới học lên thành tài. Trong những ngày bỡ ngỡ ấy, em đã được thầy cô tận tình dạy dỗ, chỉ bảo. Em không bao giờ quên lời nhắc nhở của cô giáo từ ngày ấy: “Nét chữ nết người”.
Kết bài: Cứ mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, em lại bồi hồi nghĩ rằng: thầy, cô không chỉ là người lái đò thầm lặng đã hết lòng dạy dỗ, tận tuỵ suốt đời mà họ còn là người cha, người mẹ nhân hậu của em nói riêng và của các bạn nói chung.