Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – SGK Ngữ văn 9, tập 2

Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ.

1. Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học ở tiết học trước, đọc kĩ phần Ghi nhớ để nắm vững yêu cầu của từng phần Mở bài, Thân Bài, Kết bài.

2. Đọc lại truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9 tập một, bài 15).

II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP.

Cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Hãy lập dàn ý chi tiết.

Gợi ý:

– Đề yêu cầu nêu lên vấn đề gì? Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài?

– Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử cụ thể của miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình?

– Nêu những nhận xét (ý kiến) về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích: những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh và nghị lực, niềm tin,…

– Những đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật: tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng…, nhất là việc công phu, tỉ mẩn làm chiếc lược cho con gái của nhân vật ông Sáu; hành động bất ngờ khi nhận ba ở giờ phút chia li cuối cùng của nhân vật bé Thu để chứng minh những nhận xét của mình.

– Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết,… của Nguyễn Quang Sáng có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào?)


* Soạn bài.

Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề: Thơ ca Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cha con rất xúc động nhưng ta không thể nào quên được tình cha con trong chiến tranh lại càng thiêng liêng, cao đẹp. Điều đó được thể hiện qua tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện tình cha con đẹp đẽ sâu đậm khiến người đọc không thể nào quên được

II. Thân bài:

a. Giới thiệu:

– Chiếu lược ngà viết 1966 viết trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta rất gay go.

– Truyện kể ngôi thứ nhất qua lời kể của Bác Ba – bạn thân anh Sáu.

– Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho bé Thu.

– Nhà văn dẫn dắt nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật bộc lộ sâu sắc tình cha con.

– Nói sơ lược cốt truyện.

b. Cảm nhận:

* Bé Thu cảm nhận tình yêu thương một cách mãnh liệt:

– Qua các tình huống khi bé Thu lần đầu gặp người đàn ông có vết sẹo dài trên mặt.

– Qua việc không chịu vâng lời ông Sáu nói.

– Qua việc ông Sáu gắp trứng cá trong bữa cơm và bị bé Thu hất ra.

– Qua việc trèo thuyền qua bên nhà ngoại, được bà ngoại giải thích cặn kẽ và bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình.

– Qua việc bé Thu thét lên “Ba..a..a” và những hành động của Thu.

– Qua việc ông Sáu cảm thấy xúc động và sau khi về căn cứ làm một Chiếc lược ngà.

– Qua việc ông Sáu trao kỉ vật này cho đồng đội mình khi ông đã hi sinh trên chiến trường.

III. Kết bài:

– Tác phẩm trên mang đậm đà tình cảm, làm góp phần phong phú cho nền văn thơ Cách mạng Việt Nam. Truyện giúp cho người đọc hiểu cách nhìn trọn vẹn hơn về giá trị hạnh phúc gia đình để từ đó người đọc càng biết nâng niu quý trọng tình cảm thiêng liêng này.

Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân khi nghe tin làng mình theo giặc

Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Tây Bắc qua Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang