mieu-ta-con-duong-o-lang-que-em

Miêu tả con đường ở làng quê em

Miêu tả con đường ở làng quê em

Dàn bài gợi ý:

  • Mở bài:

– Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

  • Thân bài:

– Tả hình ảnh con đường quen thuộc nơi làng quê.
– Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp. Đường đất hay có rải đá? Lát gạch, tráng xi măng?)
– Những nét riêng quen thuộc.
+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, những ngôi nhà)
+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.
– Con đường vào buổi sáng khi em đi học
– Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
– Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
– Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.

  • Kết luận:

Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Chẳng mấy ai sống ở làng quê mà không nhớ đến một con đường. Con đường nhỏ dẫn vào cổng làng hay những lối đi ngoằn ngoèo quanh xóm. Con đường làng trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức về làng quê đất nước. Tôi sinh ra ở làng quê, ròi lên phố sống, con đường làng quê bình dị năm xưa mãi còn in đậm trong kí ức, không thể phai mờ.

  • Thân bài:

Suốt năm năm đi học ở tiểu học, ngày nào tôi cũng đi lại trên con đường ấy. Đó chỉ là một con đường đất thô sơ, có lẽ cũng giống như bao con đường làng khác của làng quê Việt Nam. Con đường không rộng lắm nhưng cũng đủ thênh thang cho những bước chân chạy nhảy của những chú học trò tinh nghịch chúng tôi.

Không biết nó từ bao giờ, chỉ biết rằng từ lúc tôi sinh ra đã có nó rồi. Con đường chạy dài giữa màu xanh của cây lá, thẳng tắp từ đầu làng tới cuối làng, thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi một con hẻm vào xóm nhỏ. Nói rằng thẳng tắp nhưng kì thực không phải. Nó cũng có những đoạn vòng vèo, uốn lượn nhưng hướng thẳng về làng.

Người trong làng yêu con đường ấy như nó là của chính mình. Họ trong những hàng cây xanh hai bên vệ đường và cố làm cho nó thật đẹp. Đoạn đầu làng, họ trong những khóm tre. Ở đoạn giữa là hàng xoan đào. Sát cạnh cái ao đi vào đình làng là mấy cây đa, cây gạo. Tôi đi trên đường, khi thì đi giữa hai hàng xoa đào hoa rụng trắng như hoa tuyết, khi thì đi dưới một vòm tre mát rượi, hoặc cạnh một rặng chuối, một khóm trúc. Bóng nắng lấp lóa trên tàn cây cao như những vì sao lấp lánh trên bầu trờ kí ức tuổi thơ tôi.

Mỗi buổi sáng, mặt trời vừa tỏa ánh vàng trên các tàu lá dừa bóng mượt, bọn học sinh chúng tôi đều đã có mặt trên đường. Màu áo trắng và màu đỏ của khăn quàng nổị bật lên giữa màu xanh tươi sáng của cây lá và màu vàng sẫm của con đường đất. Chúng tôi thường đi thành nhóm nhỏ, nhóm nào cũng rộn vang tiếng cười nói. Những học sinh lớp bé, nhất là các cậu học sinh lớp một, có khi vừa đi vừa cãi nhau rất to về một điều gì đó, đôi lúc đang đi bỗng vụt chạy hoặc đuổi nhau tán loạn, cười ré lên vui sướng.

Trên con đường ấy, các cô bác nông dân cũng theo từng nhóm nhỏ ra đồng, người cầm cuốc, người vác cày. Có cả một vài chiếc xe máy cày nhỏ lăn bánh chậm chạp, vừa đi vừa phun khói lên trời và phá ào không gian những tiếng nổ nhịp nhàng đơn điệu. Thỉnh thoảng, chúng tôi phải tránh ra một bên, nhường đường cho một chiếc xe máy phóng qua vội vã. Đó là mấy người đi làm hoặc có việc phải lên huyện, lên tỉnh.

Mặc dầu người đi trên đường mỗi lúc một tấp nập, nhưng không khí tĩnh lặng buổi sáng sớm vẫn còn bao phủ khắp làng. Trên các mái nhà cạnh đường, lơ lửng những làn khói bếp. Trên các cành cây còn lóng lánh những giọt sương. Thích nhất là tiếng kêu của mấy con sáo nâu, sao vàng, chìa vôi, chèo bẻo,… Chúng nấp đâu đó trên tán lá cao cất tiếng lanh lảnh như muốn hòa chung vào tiếng cười nói của lũ học sinh chúng tôi.

Mùa hè nắng cháy, con đường khô cằn, cây hai bên đường rũ lá. Mỗi khi có chiếc xe nào chạy ngang qua, bụi tung lên mù trời. Đến mùa mưa, con đường lại trở nên lầy lội. Những chiếc xe khoét ổ gà, ổ trâu khấp khểnh. Nhiều lần, đang dđ có một chiếc xe máy chạy ngang qua, nước từ các hố nhỏ hắt lên cả chiếc áo trắng tinh thật là dở khóc dở cười. Bởi thế mà, cứ mỗi khi nghe tiếng xe đến, chúng tôi liền tìm chỗ khô ráo, nép đợi xa qua rồi mới đi tiếp.

Vào những ngày gần tết, người trong làng tập trung sữa chữa con đường, lấp bằng các hố rãnh, con đường loang lỗ trở nên khang trang, sạch đẹp, bước đi thật thích. Ngày tết, hai bên đường cũng rợp bóng cờ. Màu đỏ của cờ hòa lẫn trong màu xanh cây lá, điểm tô sắc màu nổi bậc. Cứ nhìn theo hàng cờ kéo dài từ làng này sang làng khác đến hút tầm mắt thật ấn tượng.

  • Kết bài:

Sang cấp hai, ba mẹ tôi chuyển lên tỉnh công tác, tôi và em tôi cũng lên học ở phố. Dẫu đi đâu, đặt chân lên những con đường khác, có thể rộng lớn, đẹp đẽ hơn, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh con đường đất dẫn vào làng tôi, không quên được bóng mát hai hàng cây, nhưng tiếng chim kêu buổi sớm và làn khói bụi mịt mù của con đường ngày hè nóng bức quê tôi.

3 bình luận trong “Miêu tả con đường ở làng quê em”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang