Viết mở bài và kết bài phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
- Mở bài:
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau chiến tranh. Thông qua cuộc đời lam lũ, khó nhọc, thậm chí của những éo le, trái ngang và nghịch lí của người đàn bà hàng chài, tác phẩm đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của người sáng tạo trong tìm kiếm, phát hiện và phản ánh hiện thực đời sống.
- Kết bài:
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Vì vậy mà nhãn quan và ngòi bút của ông cũng xoay vần theo những biến động của lịch sử. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu tỏa sáng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ khi ông viết về thế hệ con người Việt Nam trong chiến tranh hào hùng, phi thường, dũng cảm, dám gạt bở ước mơ của mình để cống hiến cho độc lập dân tộc. Ta đã từng bắt gặp những con người như thế tren trang viết của ông. Đó là Nguyệt và Lãm trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”. Nhưng đến những năm 80 của thế ki XX, Nguyễn Minh Chẩu lại một lần nữa mở ra cánh cửa văn chương của mình khi ông chính là người đã tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Nhà văn đã nhìn cuộc đời bằng cái nhìn khác, bằng đôi mắt khác và bắt đầu cho mình cảm hứng mới về đạo đức, thế sự mà phản ánh chính bằng con người. Dù ở hoàn cảnh nào thì Nguyễn Minh Châu cũng có cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và mối âu lo với con người. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có thể coi như là một sự minh họa tiếp tục cho quan điểm ấy.