“Một trong những yến tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa này là chất trữ tình”
- Mở bài:
Nguyễn Thành Long quê ở Quảng Nam, có nhiều đóng góp cho văn học Việ,t Nam hiện đại ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Tác phẩm ra đời năm 1970, trích từ tập Giữa trong xanh, là kết quả sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài viết về cuộc sống mới, con người mới.
- Thân bài:
Chất trữ tình được hiểu là sự tập hợp của những yếu tố làm nên vẻ đẹp nhẹ nhàng của tác phẩm. Với truyện ngắn này, chất trữ tình thể hiện ở khung cảnh Sa Pa tuyệt đẹp, ở vẻ đẹp tâm hồn con người và một số yếu tố nghệ thuật đầy sức gợi.
Chất trữ tình thể hiện qua bức tranh khung cảnh Sa Pa đẹp rực rỡ, tráng lệ, thơ mông, hữu tình với những rặng đào tươi tắn; cái đầu màu hoa cà của hoa tử kinh nổi bật trên màu xanh của rừng, nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương… Có thể nói vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa hoàn toàn tương xứng và hài hòa với vẻ đẹp của con người lao động nơi đây.
Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới: rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “đốt cháy rừng cây” và cái nắng vào cuối buổi trưa lại gay gắt hơn “ánh nắng như phủ khắp, mạ bạc cả con đèo”.
Cảnh được quan sát từ trên cao trở xuống. Và ở góc độ ấy, thiên nhiên càng trở nên khoáng đạt, hùng vĩ hơn. Rừng cây như “một bó đuốc khổng lồ”, ánh nắng khiến thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà đầy sức sống. “Nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”, dọc câu văn, ta cảm giác như nắng đang di chuyển, đang chạy dần trên các triền núi. Có thể nói câu văn miêu tả thiên nhiên đã làm thêm chất trữ tình cho câu chuyện.
Bên cạnh Sa Pa của nắng còn có Sa Pa của mây: “mây cuộn tròn từng cục, rơi trên các vòn lá ướt sương…”. Dường như con người đang đi trong mây. Mây cũng hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm xe. Và với thủ pháp nhân háo rất thú vị ấy, Sa Pa còn hiện lên với hình ảnh cây thông và những cái cây tử kinh – chủ bé nghịch ngợm nhô “cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Cây tử kinh như hài hoà, nổi bật giữa màu xanh của rừng núi. Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, êm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiến tranh. Dường như những thay đổi của cuộc sống không chạm được đến nơi đây. Nhan đề của truyện, thiên nhiên trong truyện cũng rất êm đềm, nhưng lặng lẽ mà không phẳng lặng, bình yên mà rất sống động.
Chất trữ tình thể hiện qua vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên: Trong hoàn cảnh sống còn nhiều vất vả và công việc rất khó khăn (làm công tác khí tương kiêm vât lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét), nhân vật vẫn thể hiện những phẩm chất rất tốt đẹp (có lí tưởng sống, quan niệm sống đúng đắn và say mê công việc, sống có trách nhiệm và trung thực; có ý chí, nghị lực và tinh thần trách nhiệm cao; sống có kỉ luật, nề nếp nhưng rất chu đáo, thân thiên và khiêm tốn). Đây chính là chân dung mang tính đại diện cho người lao động đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc.
Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ nhưng đã dù để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.
Một mình trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo nhưng tâm hồn anh không hề lạnh lẽo hay khô héo. Cô đơn đến mức “thèm người” nhưng anh đã biết kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người. Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn khát khao và hành động nhưng anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
Dù khó khăn, vất vả nhưng anh luôn hoàn thành tốt công việc, thậm chí là xuất sắc. Chính lý tưởng sống cao đẹp giúp anh có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc của con người. Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn, chủ động, tạo ra một thế giới riêng cho mình.
Ở người anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến. Lúc nào anh cũng cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người. Anh còn là người rất thành thực và khiêm nhường đến đáng kính khiến cho người khác phải khâm phục. Bởi thế, dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng bằng vài chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện qua tình huống rất tự nhiên nhưng thú vị, kết hợp hài hòa tự sự với miêu tả và nghị luận, khắc họa nhân vật từ nhiều điểm nhìn cùng những đoạn đối thoại, độc thoại tinh tế và những lời văn nhẹ nhàng, trong sáng. Chất trữ tình kết họp với yếu tố bình luận, tự sự đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: vẻ đẹp của con người lao động bình thường sống và lao động hết minh một cách âm thầm lặng lẽ.
- Kết bài:
Chất trữ tình bàng bạc trong “Lặng lẽ Sa Pa”, góp phần nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc. Lặng lẽ và thâm trầm, hào hứng và sôi nổi, ngỡ ngàng và lắng đọng, truyện ngắn đã gieo vào lòng người đọc cảm nhận sâu sắc về hạnh phúc.
- Cảm nhận chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Cảm nhận những âm vang từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long