chay-dua-vu-trang-la-di-nguoc-lai-voi-li-tri-mac-ket

Vì sao có thể nói: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí?

Vì sao có thể nói: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí?

  • Mở bài:

Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển và sự phát triển này đang tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Từ khoa học kĩ thuật đến đời sống con người, tất cả đều được cải thiện để ngày một hoàn thiện hơn.Tuy nhiên, đằng sau mặt lợi ích ấy lại tồn tại rất nhiều bí mật khủng khiếp. Sự phát triển này cũng đã giúp cho mặt quân sự tối tân và hiện đại hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang chung sống với hàng ngàn loại vũ khí đang tìm ẩn đâu đó chờ ngày phát nổ, và trái đất này đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy vào một ngày nào đó. “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lý trí”.

  • Thân bài:

Như một quả bom nổ chậm, sự phát triển vượt mức cho phép của vũ khí đang là mối nguy lo cho xã hội.  Trong số đó, vũ khí hạt nhân đang nhận được sự đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới. Có sức công phá mạnh nhất so với những loại vũ khí khác hiện tại, năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân và phản ứng hợp hạch gây ra.

Nếu như thuốc nổ từng làm cho chúng ta hoảng sợ, thì vũ khí hạt nhân còn kinh khủng hơn thế. Nó có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ và đủ để phá hủy cả một thành phố. Và đã có 2 quả bom hạt nhân được thả xuống ở chiến tranh thế giới lần thứ hai, gây thiệt hại về người và của lên con số hàng triệu, nó cũng phần nào dấy lên chấn động trên cả thế giới.

Đó là quả bom được ném xuống ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Ba ngày sau đó, cũng ở Nhật thêm một quả bom nữa ở thành phố Nagasaki đã cướp đi tính mạng của hàng ngàn người. Vào lúc đó, chỉ mới là những bước đầu tiên trong sự nghiệp phát triển vũ khí hạt nhân. Hiện nay, Mĩ và Nga là những nước đang dẫn đầu trong việc nghiên cứu về vấn đề trên.

Vì mức độ nguy hiểm của loại vũ khí chết người này, cả thế giới đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những con người với suy nghĩ ích kỉ muốn chứng tỏ sức mạnh của bản thân. Không trừ trẻ em, tất cả mọi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, xuất hiện từ sự ngu muội, thiếu ý thức của chính phủ về đại dịch hạt nhân và hậu quả của nó.

Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để cứu trợ về y tế, cải thiện điều kiện cuộc sống của 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Nhưng dự án này đã không được thực hiện vì mức độ tốn kém của nó lên đến 100 tỷ đô la. Nhưng số tiền này lại được bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ. Chỉ cần 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đã đủ để bảo vệ cho hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở Châu Phi.

Hay đơn giản hơn, 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới. Sự vô lý mà chẳng ai nhìn được là: số tiền ta bỏ ra để hủy diệt sự sống này lớn gấp hàng trăm nghìn lần số tiền chi cho mục đích phát triển sự sống. Tiền để giết người thì có, nhưng để cứu người thì không. Đúng là nực cười.

Chạy đua vũ trang, một việc làm vô nghĩa mà ngay cả trẻ con cũng có thể hiểu được, lại trở thành đề tài “nghiên cứu và phát triển” của những đất nước mạnh về mặt quân sự. Các quốc gia này phát triển cốt để ganh đua với nhau, vô tư bắn những trái bom bay “vèo vèo” qua lại, như bọn con nít vậy! Lẽ nào thứ họ thấy ở hạt nhân chỉ đơn thuần là một cuộc chiến và kẻ mạnh sẽ chiến thắng. Đi ngược lại với lí trí và tự nhiên con người, đó là những gì Mác-két đã nhận xét về việc đấu tranh vũ trang.

Thiên nhiên và xã hội phải cần mẫn chắt chiu qua hàng kỉ địa chất mới có được sự thăng hoa của cuộc sống. Mất 189 triệu năm bông hồng mới có thể nở chỉ để làm đẹp cho sự sống. Cần hàng chục triệu năm con người mới  tiến hóa thành hình dạng như hiện tại và mang trong mình một khối óc có thể khám phá ra rất nhiều điều hữu ích, chỉ với khởi đầu là loài vượn người cổ.

Thế nhưng, chỉ cần bấm một chiếc nút nhỏ để kích nổ toàn bộ chỗ bom trên thế giới, tất cả sẽ bị hủy diệt. Nó xóa bỏ toàn bộ quá trình tiến hóa của tự nhiên và xã hội, đưa loài người trở về con số không vô nghĩa của buổi ban đầu. Không chỉ thế, thế cân bằng của hệ mặt trời và bốn hành tinh nữa sẽ bị phá hủy. Chạy đua vũ trang về hạt nhân, nghĩa là con người đang tự đào huyệt để chôn mình.

Là một cư dân đang sống chung ở hành tinh xanh này, chẳng lẽ chúng ta phải ngồi yên nhìn trái đất bị bắn phá. Chưa bao giờ là quá muộn để sữa chữa lại lỗi lầm, phải chăng đã đến chúng ta nên có trách nhiệm về vận mệnh của hành tinh này? Để những người đã hi sinh trong cuộc thử nghiệm bom hạt nhân không là vô nghĩa, mất mát về mặt tinh thần và vật chất có lẽ rất lớn, chúng ta không thể lặng im như không gì xảy ra được. Đừng nghĩ đây là việc của riêng ai, bởi lẽ nếu cả thế giới này ai cũng bảo “đó không phải là chuyện tôi nên quan tâm” thì đó đồng nghĩa với việc hàng tỉ cư dân đang sống một cuộc sống với sự lo lắng rằng bao giờ mình sẽ chết.

  • Kết bài:

Chiến tranh đi qua nhưng dấu tích của nó vẫn còn đó, như góp phần vào việc bảo vệ thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân. Hãy đứng lên bảo vệ trái đất này, vì bạn, và cũng vì sự yên bình của thế hệ con cháu mai sau. “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí”? Vì sự sống còn, đừng để điều đó xảy ra một lần nữa trên mặt đất này.

 

3 bình luận trong “Vì sao có thể nói: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí?”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang