cuoc-doi-cua-nha-tho-gia-tri-cua-nha-tho-khong-nen-tim-o-dau-khac-ma-phai-chinh-trong-tac-pham-cua-ho

Nghị luận: Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ

Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai- nơ cho rằng: “Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ”.
Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10 THPT, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

1. Giải thích:

– “Cuộc đời nhà thơ”: hoàn cảnh sống, sự kiện, biến cố, đời sống tinh thần, tố chất tâm hồn riêng của nhà thơ.

– “Giá trị của nhà thơ”: những đóng góp sâu sắc và mới mẻ, những công hiến có ý nghĩa khẳng định vị thế của nhà thơ. Giá trị của nhà thơ được thể hiện ở tầm vóc tư tưởng, ở chiều sâu tâm hồn và tài năng nghệ thuật.

 Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, trong đó nêu lên ý nghĩa của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà thơ.

2. Lí giải ý kiến.

– Tác phẩm là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Qua tác phẩm, người đọc có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm, tài năng của người sáng tác. Tác phẩm khẳng định vị trí, diện mạo riêng của người nghệ sĩ.

– Đặc trưng của thơ là sự tự thể hiện, bộc lộ trực tiếp thế giới tinh thần, đời sống tâm hồn của nhà thơ. Thơ là bức chân dung tinh thần tự họa, là nơi để thi sĩ trút gửi những tâm sự sâu kín, giải tỏa những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt khi chạm vào cuộc sống. Vì vậy chính trong tác phẩm người đọc có thể nhận ra được bóng dáng cuộc đời, hiểu được cách nhìn, cách cảm, lắng nghe được điệu hồn riêng của nhà thơ.

– Mỗi bài thơ là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ hạnh và nghiêm túc, tìm tòi và sáng tạo. Vì vậy, tác phẩm chính là căn cứ để đánh giá tài năng và tâm huyết của nhà thơ.

3. Phân tích, chứng minh.

– Nhận ra bóng dáng cuộc đời, con người nhà thơ in dấu trong tác phẩm.

– Hiểu và đánh giá được giá trị của nhà thơ được thể trong tác phẩm qua các phương diện như:

+ Chiều sâu tâm hồn, tầm vóc tư tưởng.

+ Tài năng nghệ thuật.

4. Bình luận:

– Ý kiến của nhà thơ người Đức Hai- nơ là một quan niệm xác đáng khi khẳng định tác phẩm chính là xuất phát điểm khoa học và khách quan để thấu hiểu cuộc đời và đánh giá giá trị của người nhà thơ. Điều này không chỉ đúng trong lĩnh vực thơ ca mà còn đúng với các sáng tác văn học nói chung.

– Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác nên những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân.

– Ý kiến cũng là một định hướng đầy ý nghĩa cho việc tiếp nhận thơ và đồng cảm, tri âm với nhà thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang