nghi-luan-nguoi-do-luong-bao-gio-cung-thay-minh-giau-co-ngan-ngu-la-tinh

Nghị luận: Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có (Ngạn ngữ La tinh)

Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có (Ngạn ngữ La tinh)

  • Mở bài:

Sức mạnh đáng kinh ngạc nhất ở con người là lòng khoan dung, độ lượng chứ không phải là giận dữ. Sống có lòng khoan dung, độ lượng sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống của chính mình và cho người khác. Bàn về độ lượng ngạn ngữ La tinh có câu: Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có

  • Thân bài:

1. Giải thích câu ngạn ngữ.

Người độ lượng là người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình.

→ Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha, độ lượng là đức tính tốt trong mỗi con người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người.

2. Phân tích, bình luận: vì sao Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có ?

– Cuộc sống khó tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người khác cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn.

– Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải mang tâm lí nặng nề thậm chí là dằn vặt trong lòng.

– Chúng ta không tha thứ, lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận. Chúng ta không tha thứ, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ sẽ trở người thành bảo thủ, cố chấp. Mọi thứ có thể đổ vỡ hoặc theo chiều ngày càng tồi tệ. Cả hai phía không thoát khỏi mâu thuẫn, hiểu lầm, tác hai trăm đường.

– Tha thứ, độ lượng cũng như giải pháp có lợi nhiều hơn, nên làm trừ những trường hợp nguy hiểm và nguy hai đến danh dự, tính mạng và sự sống còn của cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia dân tộc.

“Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”.

3. Ý nghĩa và bài học.

– Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ. Mỗi người tự hoàn thiện và sống hạn chế sai lầm, tránh hiểu lầm và phạm lỗi.

– Tha thứ, rộng lượng, khoan dung với người khác phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Biết cách tha thứ và tha thứ kịp thời đem lại nhiều tác dụng. Không biết tha thứ đôi khi cũng làm nên tội lỗi, đẩy người khác mắc tiếp sai lầm và trượt thêm xa.

– Điều quan trọng là tha thứ, độ lượng phải có tác dụng, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn.

  • Kết bài:

Giận dữ và không khoan thứ là kẻ thù của sự thông hiểu đúng đắn. Hãy biết tha thứ để tự giải thoát bản thân mình ra khỏi trạng thái căng thẳng tìm kiếm sự tĩnh tại trong tam hồn để có hành động sáng suốt nhất. Chừng nào bạn còn chưa học được cách khoan dung, tha thứ, rộng lượng với những người không phải lúc nào cũng đồng ý với mình, bạn sẽ không bao giờ thành công hay hạnh phúc.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang