nghi-luan-trai-dat-la-ngoi-nha-chung-cua-chung-ta

Nghị luận: Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta. Từ thông điệp này hãy suy nghĩ về vấn đề môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay

Nghị luận: “Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta”. Từ thông điệp này hãy suy nghĩ về vấn đề môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.

I. Mở bài:

– Môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Bảo vệ môi trường sống trên trái đất là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết của tất cả mọi người bởi: Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta.

II. Thân bài:

1. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta:

– Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người và các sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người và sinh vật khác.

– Môi trường là điều kiện sinh tồn của con người. Chính con người cũng là một phần trong quần thể sinh vật và thế giới tự nhiên ấy.

– “Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta” bởi tất cả chúng ta đều phụ thuộc và sinh tồn nhờ môi trường. Tuy nhiên môi trường đó đang bị hủy hoại từng ngày từng giờ bởi chính chúng ta. Hơn lúc nào hết, vấn đề môi trường đang trở nên cấp bách, cần có sự quan tâm, chung tay hành động của tất cả chúng ta.

2. Vai trò của môi trường sống:

– Cuộc sống của con người không thể tách rời môi trường sống. Tất cả những gì con người có được đều là từ môi trường: thức ăn, không khí để thở, nhà ở, phương tiện làm việc…  Những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo” thực chất cũng có nguồn gốc từ môi trường.

–  Môi trường là điều kiện sinh tồn của con người. Con người là một trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.

3. Vấn đề ô nhiễm môi trường trên Trái đất hiện nay:

– Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc, cạn kiệt và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật; rừng trơ trụi, bão lũ bất thường; không gian đầy khí độc và nhiệt độ trái đất nóng dần lên vì hiệu ứng nhà kính.

– Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

+ Do trình độ hiểu biết của con người còn thấp; thói xấu ích kỷ, tư lợi dẫn đến nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường, cố tình huỷ hoại môi trường.

+ Sự khai thác quá mức của con người, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá thiếu đồng bộ, thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

– Các hành động gây ô nhiễm môi trường:

+ Xả rác, nước thải, khí thải công nghiệp không qua quá trình xử lý.

+ Chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng khai phá đất canh tác…

+ Dùng hoá chất tuỳ tiện, phá huỷ nguồn nước, đất trồng.

+ Đánh bắt thuỷ hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét…

+ Xả khói bụi, gây tiếng ồn ở các thành phố…

+ Cháy rừng, phun trào núi lửa, biến đổi khí hậu toàn cầu.

– Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường:

+ Thực phẩm bị ô nhiễm vì hóa chất.

+ Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm.

+ Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ở một số nước.

+ Ô nhiễm không khí, tầng Ozon bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và chất lượng cuộc sống.

+ Thiên tai ngày càng dữ dội do khí hậu trái đất nóng dần lên: động đất, núi lở, lũ bùn, lũ quét, sóng thần, mưa bão liên miên gây ra những thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản trên khắp thế giới.

+ Tất cả những điều này đe dọa an ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng thái hòa bình, ổn định của đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.

– Giải pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân:

+ Mỗi chúng ta cần tự có ý thức, những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường. Tất cả các quốc gia, các cộng đồng đều đã ý thức được tình trạng này và đưa ra những giải pháp vĩ mô; xử lý khí thải, nước thải, rác thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát triển tiềm năng rừng, biển.

+ Mỗi người cần ý thức được rằng bảo vệ môi trường là vấn đề của từng cá nhân, từng gia đình: giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm tiêu dùng để bảo vệ tài nguyên, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường cùng cộng đồng…

+ Giáo dục thường xuyên để nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức bảo vệ môi trường sống.

+ Tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường cho mọi người, dọn rác trên đường phố, sông hồ, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia trồng cây, phủ xanh đồi trọc. Trồng cây gây rừng, thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ rừng.

+ Nghiêm cấm các hành vi săn bắt thú rừng và đánh bắt thuỷ hải sản có tính chất huỷ diệt.

+ Bảo vệ nguồn nước sạch. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống hằng ngày.

+ Các công ty, xí nghiệp cần có biện pháp xử lí rác thải, nước thải, khí thải đúng với quy định trước khi xả ra môi trường. Di dời các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu dân cư. Có chế độ kiểm tra chặt chẽ việc xả nước thải và khói thải công nghiệp.

+ Nhà nước đã đưa ra những giải pháp xử lý nghiêm minh, cứng rắn. Xử phạt nặng, quyết định chấm dứt hoạt động đối với các nhà máy, xí nghiệp vì lợi ích riêng mà cố tình vi phạm luật bảo vệ môi trường.

+ Đối với học sinh, cần giữ vệ sinh chung các lớp học, trường học, bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi đúng chỗ. Những hành động nhỏ ấy cũng đã góp phần bảo vệ môi trường.

4. Liên hệ bản thân:

– Bản thân có thái độ ứng xử như thế nào với môi trường? Nêu rõ điểm tích cực, tiêu cực và định hướng hành động để có thể trở thành một cư dân thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ và làm cho môi trường sống ngày càng có chất lượng tốt hơn.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm góp phần làm cho môi trường sống ngày càng xanh – sạch – đẹp, để Trái đất thực sự trở thành ngôi nhà chung của chúng ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang