»» Nội dung bài viết:
Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo cứu công phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
- Mở bài:
– Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng với một phong cách độc đáo. Tuỳ bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc trong và sau kháng chiến chống Pháp. Bàn về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo cứu công phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ.
- Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
– Công trình khảo cứu công phu: là một tác phẩm được tạo nên từ công sức tìm tòi, nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong phú. Nó thể hiện vốn và tầm hiểu biết của nhà văn, đồng thời cũng đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về các đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập.
– Áng văn giàu tính thẩm mĩ: là tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc.
2. Chứng mình qua Người lái đò sông Đà:
a. Người lái đò sông Đà là công trình khảo cứu công phu:
– Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về rất nhiều ngành nghề khoa học và nghệ thuật.
- Địa lí: Sắc nước mỗi mùa, tên của các con thác dọc sông Đà, đặc điểm địa hình, địa thế của sông…
- Lịch sử: Các thời kì lịch sử khác nhau gắn với Sông Đà: thời tiền sử, thời Hùng Vương, Thời vua chúa phong kiến, thời kháng chiến, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội…
- Văn hoá: Những sinh hoạt vật chất ( đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam) và tinh thần ( bàn cá anh vũ, cá dầm xanh…)
- Văn học: Hình ảnh con sông Đà trong thơ văn ( Đà giang độc bắc lưu), gợi nhớ thơ Lí Bạch, thơ Ba Lan…
- Các kiến thức khác: quân sự, thể thao, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu…
– Cung cấp cho người đọc những hiểu biết về con sông Đà và về cuộc sống người lao động trên sông:
- Về con sông Đà: từ chiều dài sông, đầu nguồn, lưu vực, tên sông qua các thời kì lịch sử ( Linh Giang)…
- Về ông đò: Công việc lái đò rất vất vả, khi phải chống chọi lại với ghềnh thác và những hiểm hoạ bất ngờ của thiên nhiên nên đã làm bộc lộ ở người lái đò khả năng chinh phục thiên nhiên.
b. Người lái đò sông Đà là áng văn giàu tính thẩm mĩ :
– Người đọc có được khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp tuyệt vời của con sông Đà hung bạo và trữ tình; vẻ đẹp của ông đò anh hùng và nghệ sĩ. Bên cạnh đó, người đọc còn được thưởng thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình ca say đắm về thiên nhiên và cuộc sống.
– Nhà văn đã biến những thông tin khô khan, tư liệu lạnh lùng thành hình tượng sống động, có đời sống, có tâm lí, tính cách, khả năng, số phận…cụ thể
– Giá trị thẩm mĩ còn thể hiện ở thể văn Tuỳ bút vừa thực tế vừa tự do phóng túng, ở tài năng lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
3. Bình luận hai ý kiến:
– Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về vẻ đẹp của đoạn trích tuỳ bút. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất trí tuệ, ở lao động nghệ thuật rất công phu của một con người thiết tha yêu những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, của dân tộc và tình yêu, sự gần gũi đối với những người lao động bình thường. Ý kiến thứ hai thể hiện chất tài hoa, tài tử và phong cách độc đáo vừa thống nhất vừa cách tân sáng tạo trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Kết bài:
– Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của Tuỳ bút Sông Đà và tư tưởng của nhà văn.
- Cảm nhận tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
- Ôn tập kiến thức văn bản: “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)
- Cảm nhận vẻ đẹp khí phách và tài hoa của nhân vật ông lái đò trên sông Đà
- Phân tích vẻ đẹp hình tượng con sông Đà trong tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân