Đề bài: “Người ta trở nên vĩ đại chưa phải vì có lòng tốt mà chủ yếu vì có tài năng”. Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến này. Hãy viết một bài văn không quá 600 chữ trình bày quan điểm của anh (chị).
- Phân tích và bình luận
– Vì sao người ta trở nên vĩ đại chưa phải vì có lòng tốt ?
+ Vì đấy là khi lòng tốt không trong sáng, lòng tốt không tự nguyện, lòng tốt có ý đồ, có đòi hỏi, đền bù.
+ Vì đấy là khi lòng tốt nhỏ bé, hạn hẹp.
+ Vì đấy là khi lòng tốt đặt nhầm chỗ.
– Con người cũng có thể trở nên vĩ đại nhờ lòng tốt. Vì lòng tốt chẳng những góp phần đem lại hạnh phúc cho người khác, đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội mà còn có sức mạnh cảm hóa con người, khiến cho con người nhân văn, nhân ái hơn. Khổng Tử đã dạy: “Có lòng nhân là người vậy” (Nhân giả, nhân dã). Đức Phật khẳng định : “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”. Nếu chúng ta biết sử dụng lòng tốt, khai thác nó, thể hiện nó thì chúng ta sẽ biến cuộc đời chúng ta và những người, những vật chung quanh thành một môi trường hạnh phúc an vui.
– Vì sao Người ta trở nên vĩ đại nhờ có tài năng ?
+ Vì tài năng là biểu hiện cao của khả năng trí tuệ hay thể chất mà không phải ai cũng có. Chỉ một bộ phận nhỏ con người trong xã hội là có được tài năng. Tài năng là vẻ đẹp quý hiếm của đời sống con người.
+ Vì tài năng là cơ sở, yếu tố tiền đề quan trọng để con người tạo nên những thành tích đáng nể, những cống hiến lớn lao, vĩ đại cho cộng đồng, đất nước, nhân loại.
+ Vì đối diện với tài năng ta không chỉ được chiêm ngưỡng mà còn được mở rộng hiểu biết, học hỏi, nâng cao trình độ để hoàn thiện bản thân.
– Nhưng “có tài mà không có đức” thì có thể “là người vô dụng” (HCM), thậm chí còn là kẻ bị xã hội lên án vì cái tài ấy được dùng để mưu đồ những việc xấu xa hoặc gây ra những tội ác man rợ cho con người. Hit-le là một ví dụ. Chẳng phải ngẫu nhiên, trước khi chết nhà bác học Nô-ben đã dành hầu hết tài sản của mình (94%) để thành lập các giải thưởng trong đó có giải No-ben Hòa bình vì ông nghĩ rằng : rất có thể những phát minh của ông (nhất là thuốc nổ) sẽ bị kẻ xấu lợi dụng.
- Kết luận
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt. Một năng lượng có thể biến cải tâm hồn con người – điều mà tất cả những năng lượng vật chất khác không thể nào làm được – biến thế giới này thành một thế giới đáng sống, biến con người thành những nhân cách muốn được sống cùng, đó là lòng tốt. Đây là một cuộc cách mạng không đòi hỏi gì (vũ khí, nguồn vốn tư bản, nguồn vốn tri thức…), nó chỉ nằm nơi quyết định và hành động của mỗi chúng ta.
- Nghị luận: “Chi tiết nhỏ làm nên tài năng lớn” (Lép Tôn-xtôi)
- Nghị luận: “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”
- Chứng minh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…” (Hoài Thanh)
Tham khảo:
- “Tài năng là một thứ hiếm hoi. Cần thận trọng nâng đỡ nó một cách hệ thống”. (V.I. Lênin)
- “Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh” (Mặc Tử)
- “Tài trí là vũ khí tinh thần của con người” (Phương ngôn Nga)
- “Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng” (Hồ Chí Minh)
- “Hãy bảo vệ thật kỹ lưỡng kho báu trong bạn, lòng tốt. Hãy biết cách cho mà không do dự, biết cách mất mà không hối tiếc, biết cách đạt được mà không ác ý (George Sand).
- “Bạn có thể tìm thấy sự thông thái nào vĩ đại hơn lòng tốt” (Jean Jacques Rousseau)
- “Nếu điều phải cho đi được cho tự nguyện, lòng tốt nhân lên gấp đôi” (Publilius Syrus)
- “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy” (Mark Twain)
- “Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Như mặt trời làm băng tan chảy, lòng tốt khiến sự hiểu nhầm, sự nghi ngờ và thù địch bốc hơi” (Albert Schweitzer).