Nhân vật trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.
Hãy phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít để làm sáng tỏ điều đó.
Hướng dẫn làm bài:
Nhân vật trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.
* Nét chung của các nhận vật trong Rừng xà nu:
+ Họ đều là những người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện qua:
+ Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
+ Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
+ Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.
* Nét riêng của các nhận vật trong Rừng xà nu:
– Nhân vật cụ Mết:
+ Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ
+ Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.
+ Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.
+ Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.
– Nhân vật Tnú:
+ Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.
+ Là người quyết liệt, mạnh mẽ – đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.
+ Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.
+ Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.
+ Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.
– Nhân vật Dít:
+ Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.
+ Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.
– Nhân vật bé Heng:
+ Ngày Tnú ra đi lực lượng, bé Heng mới đứng đến ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy.
+ Ngày Tnú về phép, bé Heng trưởng thành, với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng. Làng Xô Man giờ đây trở thành làng chiến đấu, và con đường vào làng phải qua hai các dốc chằng chịt hầm chông, hố chông ngăn chặn địch.
+ Bé Heng đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập những công sự này, nên tỏ ra rất hãnh diện.
Nếu cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh thẫm, thì bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời, hứa hẹn sẽ đi xa hơn thế hệ trước.
* Nhận xét, đánh giá:
– Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.
Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Trung Thành mang những nét độc đáo, đậm khí vị Tây Nguyên anh hùng. Nếu rừng xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân tộc Tây Nguyên kiên cường, thì các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng là hình ảnh những lớp cây xà nu đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau của dân làng Xô Man, được khắc họa thật sinh động. Qua Rừng xà nu, ta hiểu biết và mến yêu thêm đất nước con người Tây Nguyên. Họ đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chiến đấu chung để giải phóng dân tộc.