Những yếu tố cần lưu ý trong đọc hiểu văn bản thơ

TTYẾU TỐĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
1Thể loại– Thể thơ.
2Bố cục bài thơ– Là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định.

– Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ.

3Vần, Nhịp– Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liềnvần cách (thuộc vần chân). Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau. Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau.

– Vần trong bài thơ tạo nên sự kết dính cho văn bản thơ, đồng thời tạo sức âm vang trong tâm hồn người đọc.

– Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ.

– Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thơi cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.

4Hình ảnh trong bài thơ– Hình ảnh trong thơ là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.
5Biện pháp tu từ– Là việc sử dụng từ ngữ, cú pháp nhằm tạo ra các tác dụng nghệ thuật, để gợi lên hình ảnh, cảm xúc hoặc tạo ấn tượng cho người đọc.

– tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng trí tưởng tượng phong phú.

– Biện pháp tu từ thường gặp:

+ Biện pháp so sánh
+ Biện pháp ẩn dụ
+ Biện pháp hoán dụ
+ Biện pháp nhân hóa
+ Biện pháp điệp ngữ
+ Biện pháp nói giảm – nói tránh
+ Biện pháp nói quá
+ Biện pháp liệt kê
+ Biện pháp chơi chữ
+ Biện pháp đảo ngữ
+ Biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc
+ Biện pháp chêm xen
+ Biện pháp câu hỏi tu từ
+ Biện pháp đối lập, tương phản.

6Chủ đề bài thơ– Là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống.

– Xác định chủ để dựa trên nhiều yếu tố như: nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu, ngôn từ, thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình (trong tác phẩm thơ), cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột,… (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch).

7Mạch vận động cảm xúc và tình cảm, cảm xúc của tác giả– Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.
8Cảm hứng chủ đạo– Là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc.
9Thông điệp– Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, LỜI KHUYÊN mà văn bản muốn truyền đến người đọc.
10Ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật– Là hiện thực cuộc sống được phản ánh qua sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà thơ.

– Là cách thức sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… nhằm làm nổi bậc nội dung cần truyền tải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang