phan-biet-van-bieu-cam-voi-van-tu-su-va-mieu-ta

Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả.

Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả.

1. Văn biểu cảm và miêu tả:

* Miêu tả:

– Đối tượng: Miêu tả con người, phong cảnh, đồ vật, loài vật.

– Mục đích: Tái tạo lại đối tượng giúp người đọc, người nghe cảm nhận được nó.

– Trong văn miêu tả, con người cũng bộc lộ cảm xúc, tư tưởng nhưng không phải là nội dung chủ yếu => nội dung chủ yếu là miêu tả.

* Biểu cảm:

– Đối tượng: Biêu cảm cũng là những cảnh vật, đồ vật, con người. Song không phải là đối tượng chủ yếu => đối tượng chủ yếu là bộc lộ tư tưởng, tình cảm.

– Trong văn biểu cảm, người ta không miêu tả đồ vật, cảnh vật đạt tới mức hoàn chỉnh, cụ thể. Người ta chỉ chọn những chi tiết, những thuộc tính, sự việc nào có khả năng khơi gợi cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình.

Ví dụ: Bình minh của hoa phượng một màu đỏ non, còn nếu có mưa thì càng tươi dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu màu cũng đậm dần. (Miêu tả).

Ví dụ: Mùa hè, ngồi trong lớp, nhìn ra ngoài cửa sổ thấy hoa phượng nở đỏ rực cả một  góc trời, lòng tôi lại dậy lên nỗi lo lắng khó tả (Biểu cảm).

2. Biểu cảm và tự sự:

* Tự sự: Nhằm kể lại một câu chuyện có đầu, đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

– Khi viết bài văn tự sự thì các yếu tố: Cốt chuyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể là những yếu tố tạo sự hấp dẫn, sinh động của bài văn.

* Biểu cảm: Yếu tố tự sự chỉ nhằm nói lên cảm xúc. Do đó, yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là nối lại những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không đi vào sâu nguyên nhân, kết quả.

Miêu tả và tự sự chỉ là yếu tốt kết hợp thêm trong bài văn biểu cảm. Hai yếu tố đóng vai trò khơi gợi cảm xúc, góp phần diễn tả cảm xúc và thể hiện sự chi phối của cảm xúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *