phan-tich-bi-kich-nhan-vat-vu-nhu-to-trong-vinh-biet-cuu-trung-dai-cua-nguyen-huy-tuong

Phân tích bi kịch nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng

Phân tích bi kịch nhân vật Vũ Như Tô trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” của Nguyễn Huy Tưởng

  • Mở bài:

Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ XX của Việt Nam với văn phong vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu thâm trầm, sâu sắc. ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Và “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.

  • Thân bài:

Vũ Như Tô là nhân vật chính, tập trung thể hiện tư tường, chủ đề tác phẩm, ông là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu cái đẹp,có khao khát sáng tạo mãnh liệt. Tuy nhiên Vũ Như Tô có những nhận thức và hành động sai lâm, bướng bỉnh, nên gặp phải bi kịch tinh thần đau đớn. Đây là nhân vật bi kịch được xây dựng từ nguyên mẫu có thật, là một người thợ giỏi quê ở cẩm Giàng, Hải Dương đã tùng được “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi chép rất tỉ mỉ: “Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở cẩm Giàng, xếp những thanh nứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua băng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài.

Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm “Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đăp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.

Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch dấy binh, Vũ Nhu Tô bị thợ thuyền giết chét, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ là người thừa lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lâm tưởng ông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Xây dựng nhân vật Vũ Như Tô, ngòi bút của kịch gia Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa thành công tâm trạng, tính cách của nhân vật gắn liền với những xung đột kịch căng thẳng.

Tác giả khắc họa cái tài hoa cùa Vũ Như Tô lên đến tuyệt đỉnh: một người nghệ sĩ có tài – một kiến trúc sư tài hoa. Trong vở kịch, Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài. Điều đó thể hiện gián tiểp qua lơi van nài của Đan Thiêm: “Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Thậm chí Đan Thiềm cho rằng “Đừng để phí tài trời” và giết Vũ Như Tô là tội ác mang hận muôn đời: “Nước ta còn càn nhiều thợ tài để tô điểm”. Cái tài của Vũ Như Tô lên tới đỉnh điểm khiến nàng sẵn sàng chịu chết thay cho ông. Điều đó còn thể hiện qua lời than của chính Vũ Như Tô: “Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì?”. Đó là người nghệ sĩ “ngàn năm chưa dễ có có một, có thể sai khiên gạch đá như viên tướng câm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ, chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”.

Vũ Như Tô còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả là một người có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tường nghệ thuật cao cả. Là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân nên Vũ Như Tô đã ngang nhiên chửi mắng bạo chúa Lê Tương Dực và kiên quyết chối xây dựng Cửu Trùng Đài. Kể cả khi bị hôn quân đe dọa, bị gông cùm, Vũ Như Tô vẫn kiên định :“Tiện nhân không sợ chết”. Khi được vua ban vàng bạc lụa là, Vũ Như Tô không hề hám lợi mà chia cho đám thợ thuyền. Bời vậy mà lúc đầu khi khởi công xây dựng Cửu Trùng Đài, ông được nhân dân và đám thợ thuyền hết lòng ủng hộ.

Nhưng cao cả hơn, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ có lí tưởng nghệ thuật chân chính. Qua vài lời của tác gỉả ta thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân oách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có ỉý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”.

Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai. Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Tâm Hồn của Vũ dành hết cho Cửu Trùng Đài.

Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho đù đó là những con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần” “hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”). Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người sẽ tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đời từng biết đến, từng truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt. Xây công trình, họ Vũ không thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công”! Đó là hiện thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nói chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”. Tạo nên cái Đẹp hoàn mĩ cũng chính là thiên chức, động cơ sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính.

Khi mạng sống bị đe dọa thì niềm say mê của Vũ Nhu Tô được đẩy lên tuyệt đỉnh: “Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cừu Trùng Đài nửa bước. Hồn tôi để cả đây, thì tôi chạy đi đâu”. Thậm chí Vũ Như Tô phải thốt lên: “Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Sự tâm huyết với công trình nghệ thuật của ông thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch. Trong Vĩnh biệt cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao nhung cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.

Bi kịch của Vũ Như Tô xuất phát từ nhận thức và hành động mù quáng, lầm lạc, không hiểu được hoàn cảnh cụ thể. Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô lớn lao nhưng tách rời khỏi hiện thực cuộc sống, đi ngược lại quyền lợi thiết thực và trước hết của nhân dân. Cửu Trùng Đài cao bao nhiêu thì đời sống nhân dân lầm than bấy nhiêu. Cửu Trùng Đài có tới 100 nóc, cao 10 trượng, đài 500 trượng với các điện vàng điện ngọc. Để xây phải mất 200 vạn cây gỗ, chất cao như núi, toàn gỗ quý, 20 vạn phiến đá lớn, 40 vạn phiến đá nhỏ, phải huy động hàng trăm ngàn đám thợ thuyền.

Đây là công trình kì vĩ , tốn nhiều công sức, tiền của, mồ hôi, xương máu của nhân dân. Nó là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa đọa là vua đâm Lê Tương Dực. Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U Vương vì Bao Tự mà bắt dân xây Giao Đài để ăn chơi hường lạc, khiến cho lòng dân trong nước oán hận rồi cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong. Vì quá đam mê thi thố tài năng, Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên thực tế, Cửu Trùng Đài đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa đọa của vua chúa, giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều Nguyễn sau này : “Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”.

Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình. Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Vũ Như Tô không nhận ra giấc mơ nghệ thuật của mình đi ngược lại cuộc sống của nhân dân. Ông trở thành đối địch, vô tình trở thành kẻ thù của nhân dân.

Khi nghe Đan Thiềm khuyên phải bỏ trốn, Vũ Như Tô hết sức ngạc nhiên, không hiểu lí do vì sao mình phải làm thế: “Làm sao tôi cần phải bỏ trốn? Bà nói rõ cho là vì sao?”, “Nguy làm sao?”. Một loạt các câu hỏi cho thấy tâm trạng ngạc nhiên, không hiểu được tình thế đang diễn ra. Và Vũ Như Tô vẫn tin rằng mình vô tội: “Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm”. Câu nói thể hiện sự bảo thủ và có phần mê muội. Đen nước này, ông vẫn khẳng định việc làm của mình là quang minh chính đại: “Người quân tử không bao giờ sợ chết, mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm là chính đại quang minh”. Câu nói này một mặt thể hiện tấm lòng trong sáng, nghĩa khi của ông nhưng đồng thời cũng thể hiện nhận thức hết sức sai lầm.

Nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá, đốt, Vũ Như Tô vẫn khăng khăng là vô lí, mình không gây thù oán với ai. Sự bướng bỉnh khiến ông trở nên mù quáng. Vũ Như Tô còn chìm đắm trong mơ mộng ngay cả khi đài lớn tan tành: “Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ”. Khi bị quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn không ngừng nói về Cửu đài: “..vài năm nữa, Đài cửu trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai”.

Đến chết vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu một phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn nhẫn, không như ảo tưởng của Vũ Như Tô. An Hoà Hầu đã cho quần đốt phá kinh thành, đốt phá cả Cửu trùng đài. Cửu Trùng đài tan thành tro bụi. Vũ Như Tô đau đớn, tuyệt vọng vì giấc mộng không thành, vì chúng kiến giấc mộng của mình chìm đắm trong biển lửa.

Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ Như Tô bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ. Lúc này, Vũ mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuyệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi! Phủ cho ta cái tài để làm gì. Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường”. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan Thiềm, mộng lớn Cửu Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca bi tráng, ai oán, đầy tiếc thương.

Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch. Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô chính là ở chỗ khát vọng nghệ thuật lớn lao, niềm say mê cái đẹp mãnh liệt, có tài hoa hơn người nhung không có Lê Tương Dực, Vũ Như Tô sẽ không xây được Cửu Trùng Đài và khát vọng không thực hiện được. Nhưng nếu mượn tay Lê Tương Dực thực hiện mộng lớn sáng tạo thì đi ngược lại quyền lợi thiết thực và trực tiếp của nhân dân.

Đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của bản thân và của cả công trình thấm đẫm mồ hôi tâm não của mình. Người đọc, người xem thương người nghệ sĩ có tài có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo của mình.

Đây là một nhân vật bi kịch có tích cách phức tạp vừa đáng thương vừa đáng giận, vừa có tội vừa không có tội. Nguyễn Huy Tưởng cảm thông, xót xa cho bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời cũng ngợi ca, trân trọng khát vọng, tài năng của người nghệ sĩ tài hoa này.

Để làm nổi bật sự say mê sáng tạo cũng như bi kịch của nhân vật, tác giả đặt nhân vật trong những xung đột kịch căng thẳng, có sự chuyển hóa rất phức tạp. Bên cạnh hai xung đột cơ bản, tác giả còn tạo ra những xung đột nhỏ: một bên Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn, một bên Vũ Như Tồ khăng khăng không chịu uốn: “Ta sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài, hồn ta để cả đây, thì ta chạy đi đâu”; mâu thuẫn giữa Đan Thiềm với cung nữ và bọn phản nghịch,… Các xung đột lớn nhỏ chồng chéo, bện xoắn vào nhau vì thế khắc họa rõ nét tính chất bi kịch của nhân vật.

Không chỉ thế, tác giả còn xây dựng nhân vật gắn liền hình tượng giàu ý nghĩa là Cửu Trùng Đài. Ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. Với dân chủng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,…Ngôn ngữ kịch phù hợp với tâm trạng, hành động, tính cách của nhân vật, sắc thái ngôn ngữ của Vũ Như Tô là bướng bỉnh, mù quáng, ngơ ngác; Đan Thiềm van lơn, khẩn khoản, đầy đau đớn. Ngôn ngữ mang tính tổng hợp cao, có sự kết hợp giữa kể, tả, biểu cảm, có tính hành động cao với nhịp điệu gấp nhanh. Chúng thúc đẩy xung đột kịch đi đến cao trào, làm nổi bật tính cách và số phận của Vũ Như Tô.

Thêm vào đó, tác giả tạo ra nhịp điệu gấp gáp, không khí căng thẳng nhờ các lớp ngôn từ đối thoại nhìn chung ngắn, gấp, xen lẫn tiếng reo, tiếng hét,…Cùng các lớp thoại ngắn và tiếng reo, tiếng hò, khóc, … là nhịp điệu ra vào của các nhân vật Hên tiếp. Điều đó tạo ra không khí bão tố lịch sử đồng thời làm phông nền cho nhân vật. Tác giả còn đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ: với Đan Thiềm, với Lê Tương Dực, với Nhân dân, với lũ phản nghịch để tính cách nhân vật hiện lên đa chiều, đầy đặn. Qua hình tượng nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đặt ra những vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về nghệ thuật và cuộc đời.

Đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung đã khơi gợi cho người đọc suy ngẫm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tường nghệ thuật cao siêu, thuần tủy của muôn đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân. Do đó, người nghệ sĩ phải trong lòng cuộc sổng, trên lập trường của nhân dân. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với đòi hỏi của muôn dân”,

Một vấn đề nữa được đặt ra là xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực. Người tiếp nhận phải nâng cao tầm tiếp nhận để có một sự giác ngộ về cái đẹp. Ngoài ra, kịch giả còn đặt ra những vấn đề về cuộc sống. Tác giả khiến ta day dứt không nguôi về mối quan hệ : cái đẹp và cái thiện, vĩnh cửu và nhất thời, tải vả lụy, lí tưởng và thực tế.

Với tinh thần dân tộc sâu sắc, Nguyễn Huy Tường trăn trở, xót xa, và tiếc nuối cho dân tộc ta vì phải lăn lộn với cuộc sống mưu sinh mà thiếu đi những khát vọng lớn lao, những công trình đồ sộ. Đen bao giờ dân tộc ta mới có được tác phẩm sánh ngang tầm thế giới? Liệu có thể nhân danh cuộc sống mưu sinh hàng ngày mà chà đạp, đặt sang một bên những giá trị tinh thần cao cả? Đi liền với nỗi niềm xót xa cay đắng cho dân tộc ta là tấm lòng thương cảm cho số phận mong manh của cái đẹp.

  • Kết bài:

Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tể đời sống nhân dân. Vì vậy vân đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang