Phân tích vẻ đẹp tài hoa và bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô và nghệ sĩ Lor-ca

phan-tich-ve-dep-tai-hoa-va-bi-kich-cua-nguoi-nghe-si-vu-nhu-to-va-nghe-si-lor-ca-13308-2

Vẻ đẹp tài hoa và bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô trong trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích từ vở kịch Vũ Như Tô) của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và nghệ sĩ Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo.


  • Mở bài:

– Giới thiệu đề tài nghệ sĩ

– Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tài hoa và bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô và nghệ sĩ Lor-ca.

  • Thân bài:

Vẻ đẹp tài hoa và bi kịch của nghệ sĩ – kiến trúc sư Vũ Như Tô.

a. Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

b. Phân tích:

– Vẻ đẹp tài hoa:

+ Hành động xây dựng Cửu Trùng Đài của nhân vật.

+ Lời đánh giá của Đan Thiềm: người tài ngàn năm chưa dễ có một. Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài năng và là một nghệ sĩ xuất chúng.

– Bi kịch của người nghệ sĩ:

+ Xây dựng Cửu Trùng Đài → Khát vọng nghệ thuật cao đẹp mang đậm tinh thần dân tộc của Vũ Như Tô.

+ Binh lính, thợ thuyền nổi dậy phá Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô. Họ hành động vì quyền lợi thiết thân.

→ Lí tưởng cao siêu của họ Vũ gặp lực cản của xã hội, gây mâu thuẫn với đời sống, dân chúng không hiểu mục đích xây dựng của Vũ Như Tô chỉ thấy nó gây ra nỗi thống khổ của mình nên nổi dậy phá Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô.

– Nghệ thuật tổ chức hành động kịch khá chặt chẽ, các lớp kịch ngắn, tiết tấu nhanh, các xung đột kịch phát triển lên đến cao trào càng làm rõ bi kịch của Vũ Như Tô.

Vẻ đẹp tài hoa và bi kịch của nghệ sĩ Lor-ca.

a. Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.

b. Phân tích:

– Vẻ đẹp tài hoa:

– Không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang…

+ Sự bất tử của tiếng đàn ghi ta, của nghệ thuật. Lor – ca là người nghệ sĩ tài năng.

– Bi kịch của người nghệ sĩ Lor-ca:

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

→ Cái chết oan khuất của Lor – ca.

+ Bi kịch của Lor – ca chính là tài năng dang dở, lí tưởng chiến đấu vì tự do dân chủ chưa có kết quả.

– Thanh Thảo sử dụng thể thơ tự do, ngôn từ đa nghĩa, hình ảnh siêu thực, tượng trưng nên có nhiều cách hiểu, mở rộng hướng tiếp nhận cho người đọc.

So sánh hai hình tượng Vũ Như To và Lor-ca:

a. Điểm tương đồng:

– Hai nghệ sĩ đều tài năng xuất chúng, đem nghệ thuật phục vụ đời sống, mang đậm tinh thần yêu nước nhưng sinh bất phùng thời nên chết oan khuất.

b. Điểm khác biệt.

– Tài năng của Vũ Như Tô chưa có điều kiện thực thi. Bi kịch nghệ sĩ là do bệnh ảo tưởng sai lầm, do trình độ dân trí và năng lực kinh tế xã hội; bên cạnh còn là bi kịch phổ biến của thiên tài.

– Tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng còn phân vân, vừa thầm trách nghệ thuật xa rời đời sống vừa mong ước nghệ thuật được thực thi để đóng góp cho đời.

– Tài năng của Lor – ca được thực thi, đóng góp quý giá cho nhân loại. Bi kịch của người nghệ sĩ là do lựa chọn lí tưởng đấu tranh, do bạo tàn. Đó cũng là bi kịch của người chiến sĩ tiên phong.

– Tư tưởng Thanh Thảo là đề cao nghệ thuật chân chính vì dân và ca ngợi con người tài năng nghĩa khí của Lor – ca.

  • Kết bài:

– Người hiền tài là vốn quý của xã hội và dân tộc. Ở đâu nhân tài bị vùi dập thì ở đó xã hội còn bất công. Đó là nỗi ưu tư của Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.