Phân tích bút kí Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

phan-tich-but-ki-mot-nguoi-ha-noi-cua-nha-van-nguyen-khai

Phân tích bút kí “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải.

  • Mở bài:

Nguyễn Khải là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đời văn Nguyễn Khải phản ánh khá chân thực và sinh động sự vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại trước và sau năm 1975. Bút kí “Một người Hà Nội” được viết 1990, in trong tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi”. Tác phẩm thể hiện một cái nhìn nghệ thuật mới của Nguyễn Khải về cuộc sống và con người. Trước thời kì đổi mới, cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải là cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, đơn chiều, nhà văn luôn khai tác hiện thực trong thế đối lập: cũ- mới, tiến bộ- lạc hậu, tốt xấu,…qua đó khẳng định xu thế từ bóng tối ra ánh sáng của cuộc sống mới, con người mới.

  • Thân bài:

Bước sang thời kì đổi mới, cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải là một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ, hối hả, đầy biến động, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc, chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội, lấy việc khám phá con người làm trung tâm. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và tiếp nối thế hệ, để rồi cuối cùng bao giờ cũng ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay.

1. Hình tượng nhân vật bà Hiền.

a. Xuất thân:

– Gia đình giàu có, lương thiện.

– Được giáo dục theo khuôn phép nhà quan.

b. Tính cách:

* Bà Hiền trong cuộc sống gia đình:

– Quan niệm về người chồng: chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành→ bản lĩnh, nghiêm túc trong hôn nhân

– Quan niệm về vai trò người vợ: là nội tướng trong gia đình→tự tin, đảm đang, ý thức trách nhiệm

– Quan niệm về cách nuôi dạy con cái:

+ Sinh con: Chấm dứt ở 40 tuổi… con tự lập

+ Khi các con còn nhỏ: dạy cách đi đứng nói năng: dạy lối sống, văn hóa ứng xử

+ Khi các con đã lớn: dạy biết tự trọng, biết xấu hổ: hướng con thành người có nhân cách. Đó là cách dạy con đúng đắn

* Bà Hiền trong nếp sinh hoạt của người Hà Nội:

– Sau 1954: ăn, mặc sang trọng, bản lĩnh.

– Sau 1975: thanh lịch, gắn bó với văn hóa Hà Nội.

* Bà Hiền trước những biến động của cuộc sống xã hội:

– Khi đất nước có chiến tranh: “Tao cũng muốn…gì” . Thể hiện trách nhiệm công dân.

– Sau 1954:

+ giữ nguyên cách xưng hô

+ vui hơi nhiều,…nghĩ đến làm ăn chứ

→ Bình thản, điềm đạm, ít chịu tác động của biến đổi xã hội.

+ chính phủ can thiệp nhiều → bản lĩnh, có nhân cách

+ mở cửa hàng hoa giấy: chu đáo, bản lĩnh, thực tế

– Sau 1975: Thái độ khi nghe những nhận xét không mấy vui vẻ về Hà Nội:

+ im lặng: chua xót

+ kể về hình ảnh cây si đền Ngọc Sơn (chi tiết nghệ thuật): củng cố niềm tin còn nhiều người cố gắng giữ gìn giá trị văn hóa Hà Nội

Bà Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội, một người (Người bình thường có ích cho xã hội) Hà Nội góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa đất kinh kì.

  • Kết bài:

– Qua nhân vật bà Hiền, tác phẩm khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua dó, nhà văn gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

– Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lý. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.


Tham khảo:

Cảm nhận về nhân vật bà Hiền.

  • Mở bài:

Nguyễn Khải (1930 – 2008), là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8. Ông có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lý nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm. Truyện ngắn “Một người Hà Nội” in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải. Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội. Giá trị ấy được thể hiện rõ nét qua hình ảnh nhân vật bà Hiền, một người phụ nữ đảm đang, thanh lịch, cứng cỏi.

  • Thân bài:

Khi trẻ bà Hiền là một cô gái trẻ đẹp và thông minh, được bố mẹ nuôi dạy theo khuôn phép nhà quan, được cho phép mở một xa lông văn chương ở trong gia đình và có thể nói với cái xa lông văn chương ấy bà đã có sự giao du rất rộng với các tao nhân mặc khách trong đất Hà thành. Tuy nhiên đến năm gần 30 tuổi, tới tuổi lấy chồng thì bà Hiền không chọn ai trong số những văn nghệ sĩ hào hoa và lãng mạn kia mà bà chọn một ông giáo tiểu học. Điều này khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Ta hãy xem xem vì sao bà Hiền lại có cách chọn như thế trong một quyết định quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ? Bà có câu nói đầu tiên như thế này: bây giờ phải chấm dứt thời son trẻ lãng mạn, bắt đầu thời làm vợ, làm mẹ. Nghĩa là không thể tiếp tục giao du với những người thời lãng mạn mà phải là người đảm bảo cuộc sống gia đình. Một đời bà không bị ai cám dỗ kể cả chế độ. Như vậy việc làm vợ làm mẹ là việc nghiêm túc bà không để việc này bị cám dỗ bởi danh lợi, vui thú nhờ có một ông chồng quan chức.

Bà cũng không quan tâm đến nhận xét của dư luận. Đồng thời bà còn quan niệm một ông giáo thì luôn cần cho mọi chế độ. Có nghĩa là có khả năng đảm bảo cuộc sống gia đình yên ổn, không có nhiều xáo trộn. Nội tướng là người giữ vai trò lo toan, quán xuyến thậm chí là chỉ đạo mọi việc trong gia đình. (Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp; Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.) Bà không chỉ có tình cảm yêu con tự nhiên của một bà mẹ mà có cả lí trí nhưng không phải là lí trí của một bà mẹ lạnh lùng mà bà muốn tạo cho con tính tự lập, nét tính cách tốt để sống tốt trong cuộc sống sau này

Là người Hà Nội, bà đi lại nói năng phải có chuẩn, không được buông tuồng. Khi Dũng, người con trai trưởng tốt nghiệp và làm đơn xin đi bộ đội, bà kể lại với nhân vật tôi: Tao đau đớn mà bằng lòng. Tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè, nó dám đi cũng là biết tự trọng. Tấm lòng của người mẹ làm bà đau đớn khi phải chia xa con và đồng ý cho con đi vào cõi sinh tử nhưng mong ước của bà đối với con là mong con có nhân cách.

Cho đến khi không thấy tin tức gì của đứa con thứ nhất. Đứa con thứ hai lai xin đi bộ đội, bà lại nói với nhân vật tôi: Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản. Ngăn cản nó tức là xui nó đi tìm con đường sống trong khi bạn bè nó chết. Và bà nói thêm Như thế cũng là một cách giết chết nó. Như vậy bà quan niệm sống mà không có lòng tự trọng cũng coi như một cái chết về nhân cách. Đã là công dân của một đất nước trong thời loạn là phải sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

Hòa bình lập lại, đất nước còn nhiều khó khăn bà Hiền vẫn duy trì nếp sống sang trọng. Mùa đông ông một cái áo Ba-đờ-xuy, chân đi giày da, bà một cái áo măng tô cổ lông chân đi giày nhung đính hạt cườm. Cách ăn cũng không giống ai xung quanh, với cả mặt bằng chung của xh lúc bấy giờ: cả nhà ngồi xung quanh một cái bàn ăn trải khăn trắng, trên bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp lên trên đĩa, mọi người đều ngồi đúng vị trí.

So với cách ăn mọi người ngồi xung quanh mâm, cả nhà sục đũa vào nồi ăn uống xô bò, nhồm nhoàm của những gia đình khác. Với cách ăn mặc sang trọng như vậy nhất thời bà có thể không tìm thấy sự hòa nhập với số đông. Nhưng chỉ cần bà thấy rằng cách sống của bà không ảnh hưởng đến ai không vi phạm pháp luật thì bà vẫn duy trì vì nó đem lại sự thoải mái tao nhã cho gia đình bà. Nó cho thấy bản lĩnh của bà, bà không cố tạo ra bình dân nhiều khi chỉ để hợp thời thấm chí xu thời.

Sau 1975 trong khi mọi người bị cám dỗ bởi vật chất, thi nhau mua sắm, ăn uống thì bà vẫn duy trì nếp sống thanh lịch. Khi cháu đến thăm cô vẫn thấy gia đình bà có những cái sập gụ, đồ đạc cổ kính, bà già Hà Nội đứng lau bát men để tỉa hoa thủy tiên tạo nên nét tao nhã. Bà duy trì nó trên cơ sở tình yêu với cái đẹp, tình yêu với những tầng sâu văn hóa Hà Nội mà mọi biến động xã hội không phá vỡ được.

Trong khi cả xã hội, cả gia đình có những thay đổi trong cách ứng xử với những người thuộc chế độ mới thì bà vẫn cứ bình thản, vẫn giữ nguyên cốt cách của mình. Khi người cháu từ chiến khu về đến thăm cô, con chào đồng chí Khải. Bà cau mặt gắt con, phải chào anh Khải chứ. Chồng cũng vậy, bà thở dài quay mặt đi. Bà vừa như không hài lòng vừa như bất lực khi thấy những giá trị gia đình vốn bền vững giờ lại chịu tác động lớn của xã hội.Nnguyễn Khải có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm. Lời kể mang phong vị hài hước có duyên trong lời kể của nhân vật. Tính đa thanh thể hiện nhiều trong lời kể, nhiều giọng. Giọng trần thuật trầm lắng khiến truyện vừa gần gũi, vừa đậm chất hiện đại. Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, pha chút hài hước, tự trào.

  • Kết bài:

Bút kí “Một người Hà Nội” ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.Cuộc sống mỗi ngày một nâng cao về vật chất đòi hỏi con người phải có lòng tự trọng, biết giữ gìn nếp sống văn hóa tốt đẹp của ông cha. Mỗi người hãy góp phần phát huy, giữ gìn truyền thống vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.

Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.