Cảm nhận vẻ đẹp và sức mạnh của tình yêu tuổi trẻ qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

ve-dep-va-suc-manh-cua-tinh-yeu-tuoi-tre-qua-bai-tho-song-cua-xuan-quynh

Cảm nhận vẻ đẹp và sức mạnh của tình yêu tuổi trẻ qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

  • Mở bài:

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng khao khát tình yêu, chắt chiu hạnh phúc đời thường bình dị. Xuân Quỳnh thể hiện một cái tái tôi độc đáo, giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ cùng những dự cảm bất trắc. Bài thơ Sóng được sáng là một sáng tạo mới, một nhận thức mới, khát vọng mới mẻ của nữ sĩ về tình yêu tuổi trẻ hết sức độc đáo và ấn tượng.

  • Thân bài:

Sóng là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Trong mối quan hệ với em, sóng vừa song hành vừa chuyên hoá. Sóng chính là em, em chính là tình yêu: sóng = em = tình yêu. Sự sống của em và sóng chỉ thật sự cắt nhịp khi tình yêu bắt đầu, còn em, còn sóng là còn yêu và ngược lại. Sóng vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa rất hiện đại. Sóng gợi nhắc hình ảnh thuyền và bến – biểu trưng cho tình yêu trong ca dao nhưng ở bài thơ, người phụ nữ không bị động mà chủ động tự bạch, tự nhận thức để khao khát dâng hiến.

Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh nói đến những biểu hiện đa chiều của sóng và tình yêu tuổi trẻ. Sóng được thể hiện trong những trạng thái thật trái ngược:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bé”

Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng ngoài biển khơi: lúc biển động phong ba, sóng dữ dội ồn ào; khi trời yên biển lặng, sóng dịu êm, lặng lẽ. Những đối cực ấy nhiều khi thật rõ ràng, cố thể dự báo trước nhưng nhiều lúc cũng khó đoán, thất thường và hết sức bất ngờ.

Tình yêu của người phụ nữ cũng vậy. Họ cũng không thể đứng yên trong một tình yêu nhỏ hẹp mà phải vươn lên tình yêu cao cả, rộng lớn, bao dung. Đây là một quan niệm tình yêu tiến bộ và mới mẻ của người phụ nữ thời đại.

Ba hình ánh “sông”, “sóng”, “bể” như là những chi tiết bổ sung cho nhau. Sông và biển làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mông, vô tận. Sóng không cam chju một cuộc sống đời sông chật hẹp, tù túng nên nó làm cuộc hành trình ra biển khơi bao la để thỏa sức vẫy vùng. Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống mãnh liệt, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Hai câu thơ dầu, từ “Ôi!” cảm thán là nỗi thổn thức của trái tim yêu. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” >< “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng. Sóng là thế muôn đời “vẫn thế”, không bao giờ thay đối, vẫn “dữ dội, ồn ào” vẫn “dịu ôm, lặng lẽ” như tinh yêu tuổi trẻ có bao giờ đứng yên. Xuân Quỳnh đã từng viết rằng:

“Có những khi vô cớ
Sống ào ạt xô thuyền
Bởi tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên”

Hai câu thơ sau, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ sinh ra là để yêu :

“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)

Hơn một lần, chính Xuân Diệu cũng đã viết :

“Hãy để trẻ nhỏ nói vị ngọt của viên kẹo
Và hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”

Tình yêu là khát vọng là ước mơ của bao người. Tình yêu luôn làm cho tuổi trẻ phải bồi hòi, điên đảo. Xuân Quỳnh đã từng viét “Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau rạn vở”. Khổ đau và hạnh phúc là hai thứ luôn đi chung với tình yêu và cũng chính lầ gia vị chính của tình yêu. Chính hai yếu tố cảm xúc áy đã làm nên cái “bồi hồi trong ngực trẻ” của tinh yêu nhân loại. Cũng như con sóng, tình yêu tuổi trẻ lúc nào cũng khao khát vươn tới những gia trị vĩnh cữu, to lớn nhất.

Pus-kin cũng từng xao xuyến khi đứng trước biển:

“Sóng rì rầm ngoài bãi cát xa xôi
Cùng những cánh hải âu trở về trên bến
Mà hiểu lòng anh tháng ngày xao xuyến
Nhớ theo em dào dạt trong lòng”

Bối rối trước những vận động phức tạp của sóng và tình yêu, nhà thơ hấp tấp đi tìm sự lí giải của riêng mình:

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biền lớn
Từ nơi nào sống lên?

“Sống bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.”

Người phụ nữ đang đối diện với “muôn trùng sóng bể” và chợt bâng khuân nghĩ suy về anh và em: “Em nghĩ về anh, em” rồi lại hướng nghĩ suy về biển lớn: “Em nghĩ vồ biển lớn”. Điệp ngữ “Em nghĩ” được nhấc lại hai làn đã thể hiện được nỗi niềm băn khoăn trăn trở của thi sĩ. Những nghĩ suy ấy tất cả là để đặt một câu hỏi lớn: “Từ nơi nào sóng lên ?”. Đây cũng là khổ thơ làm tiền đề cho những suy tư, trăn trở của Xuân Quỳnh ở khổ thơ thứ tư.

Xuân Quỳnh đã mượn sóng đế cắt nghĩa tình yêu nhưng chị cũng chỉ có thế lí giải: Sóng bắt đầu từ gió, còn “gió bắt đầu từ đâu” thì Xuân Quỳnh không tự trả lời được. Chị chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách dễ thương:

“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.”

Câu thơ “Khi nào ta yêu nhau” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, rát ư là nữ tính. Kì lạ quá, diệu kì quá, em và anh yêu nhau bao giờ nhỉ ? Câu hỏi này muôn đời không ai lí giải nổi nhất là những bạn trẻ đang yêu và đắm say trong men tình ái. Tình yêu là vậy, khố lí giải, khó đjnh nghĩa. Xuân Diệu – ông hoàng của thi ca tình yêu cũng đã từng băn khoăn khi định nghĩa về tình yêu:

“Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”.

Chính vì không thể lí giải rõ ngọn ngành ên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và là cái đích để cho muôn người đi tìm và khám phá. Càng khám phá càng thú vị, càng khám phá càng đẹp xinh. Hay nói đúng hơn, đối với những tình yêu chân thành không tính toán, vụ lợi thì càng yêu say đắm thì càng khò lý giải ngọn ngành.

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi, một thi sĩ của dòng thơ ca lãng mạn 30 – 45 cũng đã có ý thơ tương tự:

“Huống hồ yêu tự khi nào
Hôm qua lòng tháy ngọt ngào mới hay”

Quy luật vận động và lối về của sóng và tình yêu trong trái tim tuổi trẻ vượt qua mọi giới hạn, mọi dự đoán. Trước sức mạnh của tình yêu, không có trở lực nào có thể ngăn cản nổi:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ trong tình yêu của Xuân Quỳnh không phái là một nỗi nhớ thoáng qua, nhẹ nhàng mà là một nỗi nhớ mãnh liệt. Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian (“Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước”), thời gian (“Ôi con sóng nhớ bờ – ngày đêm không ngủ được“) xâm chiếm tâm hồn con người cả trong cõi vô thức, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ (Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức). Đúng là một nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dạt dào như những con sóng biển triền miên vô hồi, vô hạn.

Sóng và tình yêu của em, cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Đó cũng là nỗi nhớ của sóng, của em vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Sóng là em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu.

Bờ là đích đến cuối cùng của sóng. Vì nhớ bờ mà nó bất chấp cả không gian rộng lớn, bất chấp cả thời gian “ngày đêm” xa xôi để vươn tới bờ. Sóng cồn cào nhớ nhung và khao khát gặp bờ đến độ “không ngủ được”. Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn tả nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu.

Nếu sóng nhớ bờ thì em nhớ anh, đó là quy luật của tình yêu muôn thuở. Nỗi nhớ không chỉ cỏ mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức – thời gian trong mơ. Ở đây, Xuân Quỳnh dùng chữ “lòng” thật chính xác để diễn tả tình cảm của người phụ nữ với tình yêu. “Lòng” là chốn sâu kín nhất của tâm hồn con người nhất lại là tâm hồn người phụ nữ. “Lòng” là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài qua biết bao thử thách. Vì vậy mà tấm lòng ấy không chút hời hợt mà đã là gan, là ruột của người phụ nữ rồi. Cho nên khi nói “Lòng em nhớ đến anh” dường như Xuân Quỳnh đã dốc hết cả nỗi lòng mình để nghiêng hết về phương anh, chẳng khác nào:

“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược vồ phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”

Đầu mỗi câu thơ, Xuân Quỳnh đã đóng vào đó những từ chỉ sự đối lập (“dẫu xuôi – dẫu ngược”). Cách nói áy hơi ngược. Phải nói là “xuôi Nam” “ngược Bắc” mới đúng. Đặc biệt là các từ chỉ mức độ: “xuôi – ngược” cùng gợi lên sự gian nan vất vả: “xuôi Nam ngược Bắc”, đi Nam về Bắc… Lại thêm dẫu xuôi, dẫu ngược nữa thì lại càng xa cách nghìn trùng. Nhưng nối như thế, Xuân Quỳnh đã làm hiện rõ lòng mình: cuộc đời dẫu có thế nào đi chăng nữa thì em vãn mãi mãi yêu anh. Tình yêu có thể làm đảo lộn phương hướng Bắc, Nam nhưng phương hướng thế nào không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là “phương anh”.

Xuân Quỳnh buộc chặt bao “sợi nhớ, sợi thương”, nghiêng hết tình, dốc hết yêu thương về phương anh. Hướng về anh thì có thể thay đổi nhưng với lời khẳng định chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về là bất di bất dịch. Từ đó, nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn. Chỉ cần nghĩ về anh, nhớ về anh thì anh đã ở trong trái tim em rồi:

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”

Ở khổ thơ thứ bảy, nhà thơ nhìn những con sống ngoài đại dương và thấy được hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu con sóng biển. Và những con sóng đó đang hướng vào bờ dù gặp bao nhiêu khó khăn trắc trở. Đó cũng là ẩn dụ nghệ thuật để chỉ tình yêu mãnh liệt của người con gái. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ như tìm về nguồn cội yêu thương “con nào chẳng tới bờ”, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi “dù muôn vời cách trở”. Bởi như ông bà ta từng nối:

“Yêu nhau máy núi cũng qua
Máy sông cũng lội máy đèo cùng qua”

Hay rằng:

“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra dường gặp anh”

Bước sang khố thơ thứ tám, Xuân Quỳnh đã không nói ra một cách trực tiếp những chiêm nghiệm của chị nhưng đằng sau những vần thơ về cái vĩnh hằng trường cửu của thiên nhiên, người ta vẫn nhận ra cái hiện thực đối lập: sự hữu hạn, nhỏ bé của đời người, sự ngắn ngủi, mong manh sương khói của tình yêu. Quy luật nghiệt ngã áy của cuộc đời con người đã làm nên rất nhiều câu thơ khắc khoải:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian

(Vội vàng-Xuân Diệu)

Tuy thế, nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả. Có thể nói, Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách đến với bến bờ hạnh phúc.

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Đến ngàn năm còn vỗ.”

Bốn câu thơ khép lại bài thơ “Sóng” là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là khao khát muốn mình “được tan ra” thành “trăm con sóng nhỏ”. Sóng chỉ thực sự là sóng khi nó hòa chung vào muôn điệu của đại dương bao la. Tình yêu của con người cũng vậy, nếu chi biết giữ cho riêng mình thì sẽ tàn phai theo năm tháng. Và tình yêu sẽ chi bất tử khi tình yêu đó hòa vào biển lớn của tình yêu nhân loại.

  • Kết bài:

Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương: “để ngàn năm còn vỗ”. Phải chăng đó là khát vọng muốn bát tử hỏa tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Đây chính là khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim hồn hậu, chân thành, giàu trực cảm.

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Bài thơ "Sóng" là một tình yêu đằm thắm, sâu lắng, thủy chung - Theki.vn
  2. Kết cấu hình tượng "sóng" và "em" trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh - Theki.vn
  3. Vẻ đẹp khát vọng tình yêu tuổi trẻ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu - Theki.vn
  4. Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính - Theki.vn
  5. Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.