»» Nội dung bài viết:
Phân tích đoạn thơ sau: “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước…Hoa đèn kia với bóng người khá thương” (“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn).
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!”
Gợi ý làm bài:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
– Chinh phụ ngâm nguyên văn bằng chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác, bản Nôm hiện hành, nhiều ý kiến cho là của dịch giả Đoàn Thị Điểm.
– Tác phẩm ra đời trong bối cảnh xã hội phong kiến khoảng những năm bốn mươi thế kỉ XVI. Tác phẩm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đặc biệt là thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
– Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn của người chinh phụ trong tình cảnh người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
2. Tâm trạng của người chinh phụ trong cảnh vắng lẻ loi:
– Khắc khoải mong chờ: thầm gieo từng bước, hết buông rèm lại cuốn rèm lên, …
– Lúc nào cũng thấy lẻ loi: một mình dạo hiên vắng, ngồi một mình bên ngọn đèn…; không gian nào cũng đơn lẻ, ngày cũng như đêm…
– Khát khao đồng cảm: trách chim thước chẳng báo tin, tìm đến ngọn đèn như một đối tượng cùng cảnh thao thức…
3. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
– Xếp các ý sóng đôi và láy đi láy láy lại, lối điệp bắc cầu… là thủ pháp đặc biệt của khúc ngâm gợi tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài không dứt: (ngoài rèm/ trong rèm, rủ/ thác, đèn có biết/ dường đèn chẳng biết, hoa đèn/ bóng người, đèn có biết/ đèn chẳng biết…)
– Điệp ngữ bắc cầu kết hợp câu hỏi tu từ : đèn biết chăng? / đèn có biết dường bằng chẳng biết… diễn tả tâm trạng khắc khoải, day dứt không yên…
– Nhạc điệu thể song thất lục bát như âm điệu những đợt sóng trào lên rút xuống diễn tả những biến thái phong phú, tinh vi tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
4. Đánh giá:
– Đoạn trích đã khắc họa một cách sâu sắc, cô đọng tâm trạng cô đơn, trống vắng, buồn tủi của người chinh phụ.
– Bằng nghệ thuật trữ tình của thể song thất lục bát, với các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt và biến hóa, đoạn trích nói riêng, Chinh phụ ngâm khúc nói chung được xem là mẫu mực của ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Việt.