phan-tich-va-so-sanh-hinh-anh-trang-qua-cac-bai-tho-dong-chi-doan-thuyen-danh-ca-anh-trang

Phân tích và so sánh hình ảnh trăng qua các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá và Ánh trăng

Phân tích và so sánh hình ảnh “trăng” qua các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá” và “Ánh trăng”

  • Mở bài:

Dù viết về những đề tài khác nhau nhưng Nguyễn Duy (với bài thơ “Ánh trăng”) Chính Hữu (với bài thơ “Đồng chí”) và Huy Cận (với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”) đã có điểm gặp gỡ đặc sắc trong biểu hiện về tình cảm của mình đối với thiên nhiên vũ trụ qua hình ảnh “trăng”.

  • Thân bài:

Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, hồn hậu.

– Trăng trong bài thơ “Đồng chí” gắn với hoàn cảnh núi rừng hoang sơ. Trăng là nguồn sáng bất tận, rọi đường cho người lính chiến đấu. Vẻ đẹp vầng trăng sáng có sức mạnh nâng đỡ tâm hồn con người trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.

– Trăng trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là biểu tượng của thiên nhiên thơ mộng, vũ trụ kì vĩ.

– Trăng trong bài thơ “Ánh trăng” vừa là thiên nhiên làng quê hồn hậu, vừa là thiên nhiên núi rừng chiến đấu, vừa là hình ảnh của cuộc sống hòa bình.

Trăng là người bạn tri kỷ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày.

– Trăng trong “Đồng chí” là biểu tượng của tình đồng chí, gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gián khổ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

– Trăng trong “Đoàn thuyền đánh cá” là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đi đánh cá đêm, vẽ nên bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc.

– Trăng trong “Ánh trăng” là vầng trăng tròn vành vạnh, im phăng phắc đột ngột ùa vào phòng buyn-đinh tối om trong đêm hòa bình mất điện ở thành phố Hồ Chí Minh đã khiến nhà thơ giật mình, ân hận, day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở, lay tính lương tâm của tác giả: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội đã hy sinh với thiên nhiên nhân hậu và bao dung.

Hình ảnh “trăng” sáng dìu dắt con người hướng đến tương lai tươi đẹp.

– Trăng trong bài thơ “Đồng chí” mở ra ước mơ về một cuộc sống hòa bình, tươi đẹp.

– Trăng trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đồng hành cùng con người trong cuộc sống lao động và khẳng định một niềm tin vững chắc của con người về tương lai rực rỡ, ấm no, hạnh phúc.

– Trăng trong bài thơ “Ánh trăng” chứa đựng niềm day dứt, ăn nang của con người trước thái độ thờ ơ, lãng quên đối với quá khứ nghĩa tình. Đó cũng là lời hứa, là sự thức tỉnh của con người tự nhắc nhở mình phải nhớ đến quá khứ, phải có trách nhiệm xây dựng tương lai đất nước.

  • Kết bài:

Thơ ca nói bằng hình tượng, vẻ đẹp của hình tượng lại được cảm nhận qua lăng kính của tâm hồn. Bởi thế mà, hình ảnh “trăng” trong ba bài thơ dù được cảm nhận và phản ánh khác nhau nhưng đều hết sức lung linh. Mượn hình tượng vĩnh hằng, ba tác giả muốn thể hiện tình cảm trân trọng và gắn kết của mình đối với thiên nhiên, vũ trụ, đối với đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang