Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

cam-nhan-doan-2-3-bai-tho-vieng-lang-bac-cua-vien-phuong

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

  • Mở bài:

Nhà thơ Viễn Phương viết “Viếng lăng Bác” năm 1976, ngay sau khi đất nước thông nhất, nhà thơ được ra thăm lăng Bác. Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ đối với Bác. Dòng cảm xúc chân thành, niềm vui chất chứa cùng tấm lòng mến yêu tha thiết, nhà thơ bày tỏ niềm tự hào lớn lao đối với lãnh tụ vĩ đại, vị cha già của dân tộc. Khổ thơ 2 và 3 thể hiện sâu sắc cảm xúc ấy.

  • Thân bài:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Phép ẩn dụ làm tăng sức biểu đạt của câu thơ. Nhà thơ so sánh Bác với mặt trời của tự nhiên. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ và sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” ở câu thơ thứ hai là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. Mặt trời của thiên nhiên là biểu tượng của sự vĩ đại, ánh sáng và ấm áp đối với muôn vật trên mặt đất. Bác cũng vĩ đại trong sự nghiệp giả phóng dân tộc, trí tuệ của người tỏa sáng như thái dương, trái tim của Người dành cho nhân dân ấm áp đến muôn đời. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Nhà thơ quan sát toàn cảnh lăng Bác, nhìn thấy những dòng người vào viếng Bác nối dài không dứt gợi lên liên tưởng độc đáo:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… “

Lại một lần nữa biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng trong câu trên. Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”.Kết tràng hoa ý chỉ là những bông hoa kết lại thành vòng, dài, biểu thị cho những người đến viếng lăng Bác, tưởng nhớ người đã dành cả đời để cứu nước. “Tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình.

“Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”

Mùa xuân ở đây biểu thị cho tuổi đời của Bác, mỗi mùa xuân sang lại là một tuổi mới, tuy bác dừng lại ở mùa xuân thứ 79, lúc chiến tranh còn dang dở, nhưng giờ đây khi đã hòa bình, người người cùng nhau đến lăng để tưởng nhớ nó, 79 mùa xuân vì đất nước.

Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

Đối với nhân dân Việt Nam, Bác không chết, bác chỉ đang ngủ, mất đi sự hiện hữu mà thôi, bình yên ở đây là đất nước đã ngừng tiếng bom đạn, bầu trời đã trong xanh, bác “ngủ” trong hòa bình, ngủ trong cái khát khao của bản thân Bác. Trong thơ ca của Bác, trăng được nhắc đến phần lớn, Bác xem trăng là tri kỉ khi còn sống, dù là khi Bác đã không còn, nhưng Trăng vẫn luôn ở đó, ở với Bác, ở với người xem nó là tri kỉ, tác giả lại dùng biện pháp nhân hóa ở hình ảnh trăng.

Giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Tác giả đã so sánh nền hòa bình của dân tộc với hình ảnh trời xanh. Đất nước nay đã hòa bình, chiến tranh kết thúc, bầu trời chim bay lượn, thanh bình vô cùng, nhưng tác giả lại tiếc thương thay, bác lại không được nhìn thấy cảnh ấy mặc dù nó chỉ cách năm Bác ra đi không mấy là bao, bác một đời chỉ sống trong chiến tranh, chưa tận mặt thấy hòa bình là như thế nào, Bác tạo ra những giá trị tinh thần lớn lao nhưng không biết được nó có được đón nhận hay không, tác giả đã cảm nhận được sự tiếc nuối ấy.

  • Kết bài:

Khổ 2 và 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” gói trọn tình cảm kính yêu của nhà thơ dành cho vị cha già của dân tộc. Cảm xúc tự nhiên, chan thành, bột phát thể hiện tấm lòng của nhà thơ và nhân dân toàn miền Nam đêm ngày mong mỏi. Người cha già ấy đã mãi mãi nằm xuống nhưng tình cảm của Người, tình thần của Người mãi mãi soi rọi non sông, làm ấm lòng dân tộc.

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích dòng chảy tâm trạng của nhà thơ Viễn Phương qua bài thơ "Viếng lăng Bác" - Theki.vn
  2. Cảm nhận về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương - Theki.vn
  3. Cảm nhận ý nghĩa hai khổ thơ cuối bài "Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương - Theki.vn
  4. Phân tích phép ẩn dụ trong khổ 2 và 3 trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương - Theki.vn
  5. Cảm nhận ý nghĩa 2 khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương - Theki.vn
  6. Cảm nhận khổ thơ 3 và 4 bài thơ "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương) - Theki.vn
  7. Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.