phan-tich-y-nghia-chum-ca-dao-than-than-yeu-thuong-tinh-nghia-10851-2

Phân tích ý nghĩa chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Phân tích ý nghĩa chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

1. Khái niệm: Ca dao là lời thơ của dân ca thuộc loại trữ tình dân gian diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thường được kể, ru, đọc, diễn xướng

2. Phân loại theo chủ đề:
– Ca dao than thân
– Ca dao yêu thương tình nghĩa
– Ca dao hài hước, trào phúng

3.Nội dung:
– Ca dao thường diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân
– Ca dao là những tiếng hát than thân, những lời ca trữ tình yêu thương tình nghĩa cất lên từ những cay đắng xót xa nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân

4. Đặc trưng nghệ thuật: Ca dao có đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ:
– Thể thơ: lục bát (chủ yếu)
– Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với lời nói hằng ngày
– Có lối diễn đạt mang tính mô típ

⇒ Ca dao là viên ngọc quý của nhân dân.

Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau luỹ tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình… Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

Nội dung:

– Bài 1 : Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ.

– Bài 2 : Khẳng định giá trị đích thực nhưng cũng là nỗi ngậm ngùi về thân phận của người phụ nữ.

– Bài 3 : Diễn tả nỗi chua xót vì lỡ duyên ; qua đó, ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, bền vững của con ngư­ời.

– Bài 4 : Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi niềm thương nhớ của trai gái trong tình yêu.

– Bài 5 : Lời tỏ tình kín đáo, duyên dáng  mà rất táo bạo (khai thác ý nghĩa của hình ảnh bắc cầu dải yếm).

– Bài 6 : Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thuỷ chung của ngư­ời bình dân xư­a.

Nghệ thuật:

– Công thức mở đầu :có một hệ thống những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em…”

– Hình ảnh mang tính biểu tượng đặc sắc.

– Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát.

Ý nghĩa văn bản

Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư­ t­ưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca.


Phân tích ý nghĩa chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Bài 1:

Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai 

Bài ca dao mở đầu bằng mô típ “thân em” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi.

– “Thân em” chỉ cuộc đời, số phận người phụ nữ

–  So sánh “thân em” – như – tấm lụa đào: đẹp, thướt

– “Tấm lụa đào” gợi vẻ đẹp thướt tha, mềm mại duyên dáng như cô gái ở tuổi thanh xuân tha, dịu dàng, mềm mại và duyên dáng như cô gái tuổi thanh xuân

– “Phất phơ giữa chợ”: món hàng→ nỗi chua chát, buồn bã, âu lo.

– “Biết vào tay ai”: cảm giác đắng cay của thân phận bấp bênh trong xã hội xưa.

→ Người phụ nữ ý thức vẻ đẹp tuổi xuân và giá trị của mình nhưng số phận thật chông chênh, chẳng khác gì một món hàng mua bán biết vào tay ai

⇒ Bài ca dao là lời than của người phụ nữ về thân phận trôi dạt, bấp bênh và phụ thuộc, không thể làm chủ được tương lai, hạnh phúc của mình. Đó cũng là nỗi lo, nỗi khổ và nỗi đau thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến vốn tồn tại nhiều bất công, ngang trái.

(Liên hệ: Tự tình của Hồ Xuân Hương)

Bài 2:

Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen 
Ai ơi, nếm thử mà xem! 
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi 

– “Thân em”→ chỉ cuộc đời, số phận người phụ nữ

– Nghệ thuật so sánh: Thân em = củ ấu gai : “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen – Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

+ Ngoài: hình thức xấu, thô mộc

+ Trong: trắng, đẹp, thuần khiết

→ Sự đối lập: ruột trong – vỏ ngoài; trắng – đen; hình thức – tâm hồn nhằm khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nhằm nhấn mạnh đến gí trị thực, phẩm chất bên trong của người con gái

– “Ai ơi…mà xem” → mời mọc da diết, chủ động được kết bạn, giao duyên. Lời bộc bạch và mời gọi tha thiết tìm hiểu vẻ đẹp thực sự của họ. Em: ngọt bùi, thuần khiết → là tấm lòng giàu yêu thương, chung thủy, thơm thảo

→ Nỗi ngậm ngùi, chua xót về thân phân. Họ khao khát tình yêu và hạnh phúc

⇒ Bài ca dao lời than thân ngậm ngùi và xót xa của người con gái khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi nhưng không tìm được sự đồng cảm. Đó còn là tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và giá trị phẩm chất của họ. Vang lên ở hai bài ca dao là nỗi đau, sự ngậm ngùi, chua xót nhưng vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Bài 3:

Trèo lên cây khế nửa ngày, 
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi! 
Mặt trăng sánh với mặt trời, 
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. 
Mình ơi! Có nhớ ta chăng? 
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời. 

– “Ai” là đại từ phiếm chỉ nhưng có ý nghĩa xác định→ đó là những người chia sẻ mối tình duyên (XHPK)

– “Khế chua” =lòng người chua sót→ nghệ thuật chơi chữ rất tinh tế làm cho lời than thêm da diết và thấm thía

– So sánh: mặt trăng với mặt trời; sao hôm với sao mai→ những hình ảnh vĩnh hằng không thể đổi khác được Nhằm khẳng định tình nghĩa thuỷ chung, bền vững

– Tiếng gọi “mình ơi” + câu hỏi +“Ta như …trời” → khẳng định tình cảm son sắt, một tình yêu mãnh liệt của chàng trai. Tất cả ánh lên một vẻ đẹp của tình người

⇒ than thở vì duyên phận lỡ làng đồng thời thể hiện tình yêu thương, tình nghĩa – tình yêu vô cùng mãnh liệt, vững bền, thủy chung, sâu sắc.

“Sao vượt chờ trăng”: có cái mỏi mòn của sự chờ đợi,cái cô đơn của sự trông ngóng. Có nỗi đau của người bị lỡ duyên, thất tình.

Dân gian dùng cả một hệ thống so sánh bằng những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ lớn lao để nói lên tình người nhằm khẳng định cho dù xa cách như mặt trăng với mặt trời, sao hôm với sao mai nhưng đôi ta vẫn xứng đôi vừa lứa.

Bài 4:

Khăn thương nhớ ai, 
Khăn rơi xuống đất. 
Khăn thương nhớ ai, 
Khăn vắt lên vai. 
Khăn thương nhớ ai, 
Khăn chùi nước mắt. 
Đèn thương nhớ ai, 
Mà đèn không tắt. 
Mắt thương nhớ ai, 
Mắt ngủ không yên. 
Đêm qua em những lo phiền, 
Lo vì một nỗi không yên một bề… 

a. Nỗi nhớ thương (10 câu đầu)

+ Các hình ảnh

– Khăn, đèn→ được nhân hoá

– Mắt→ được hoán dụ (lấy bộ phận chỉ toàn thể)

+ “Khăn”: vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ

– Hình ảnh chiếc “khăn” (6 lần)

– “khăn thương nhớ ai (3 lần)

→ Nỗi nhớ triền miên càng thêm da diết

– Động từ xuống, lên, rơi, vắt→ hình ảnh vận động của chiếc khăn biểu lộ tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò của người phụ nữ → Đó là nỗi nhớ trải rộng trong không gian.

– Sáu câu thơ hỏi khăn (24 chữ) thì có đến 26 thanh bằng (thanh không) → gợi nỗi nhớ thương bâng khuâng, da diết của người con gái biết kìm nén cảm xúc của mình

+ “Ngọn đèn”: không tắt hay chính là nỗi trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẳng với thời gian→ nỗi nhớ kéo dài dằng dặc theo thời gian

+ “Đôi mắt”: “mắt ngủ không yên” → nỗi ưu tư trĩu nặng, bộc lộ trực tiếp nỗi lòng mình→ nỗi nhớ trong tiềm thức

⇒ Nỗi nhớ, niềm thương da diết mà sâu sắc, dồn nén trong lòng của cô gái đối với người yêu.

Không phải là ban ngày chứ không phải ban đêm. Ban đêm là thời gian của tâm tưởng, ngọn đèn thực trở thành không thực. Đó là ngọn lửa tình yêu trong trái tim cô gái. Cô gái thao thức với nỗi nhớ thương người yêu. Ngọn đèn kia tắt làm sao được khi ngọn lửa tình vẫn cháy sáng trong trái tim của người con gái→ cái ánh sáng tình yêu vượt thời gian

– Cái khăn và ngọn đèn là cách nói gián tiếp thông qua nghệ thuật nhân hoá thì “đôi mắt” là sự bộc lộ trực tiếp chính mình

– Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đôi mắt: Từ biểu hiện gián tiếp đến biểu hiện trực tiếp, cô gái hỏi lòng mình. Bởi người ta có thể giấu tình cảm nhưng không thể giấu qua đôi mắt. Cô gái nhớ thương người yêu cả trong giấc ngủ chập chờn, đó là nỗi nhớ trong tiềm thức:

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

(Sóng – Xuân Quỳnh)

Nỗi nhớ liên tiếp, dồn dập, triền miên, câu hỏi tu từ trong năm điệp khúc đọng lại và vang lên niềm khắc khoải, lo âu mênh mông cho duyên phận đôi lứa. Hai câu thơ đột ngột chuyển thể lục bát như tháo cởi những dồn nén bên trong. Những nhớ nhung, lo phiền cứ trộn lấn vào nhau để làm bật ra những lời thơ chứa chan cảm xúc.

b. Nỗi lo âu, buồn phiền (2 câu cuối)

Đêm qua em những lo phiền, 
Lo vì một nỗi không yên một bề… 

→ Lo phiền vì thương nhớ, lo lắng cho hạnh phức lứa đôi. Lo phiền vì hạnh phúc, tình yêu còn bị ngăn cách bởi những trở ngại.

⇒ Bài ca dao là tiếng hát yêu thương, nhung nhớ của con người có ý thức về tình yêu và cảnh ngộ duyên phận.

Bài 5:

Ước gì sông rộng một gang, 
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. 

– Mô típ “cái cầu” là có thực – nơi gặp gỡ tỏ tình của lứa đôi. Chiếc cầu được bắc bằng giải yếm của em buộc dòng sông phải co lại→ hình ảnh độc đáo và táo bạo

→ dòng sông và cây cầu tình yêu với mơ ước mà người con gái đã chủ động bắc đợi người yêu thật mãnh liệt và táo bạo.

Bài 6:

Muối ba năm muối đang còn mặn 
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay 
Đôi ta nghĩa nặng tình dày 
Có xa nhau đi nưa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

– Nhân vật trữ tình: vơ chồng

– Hình ảnh: muối mặn- gừng cay

+ “Muối” – ba năm vẫn mặn

+ “Gừng” – chín tháng vẫn cay

→ Tình cảm thắm thiết, mặn mà, nồng nàn, thuỷ chung của người Việt

+ “ba vạn sáu… xa” → thời gian của một trăm năm – một đời người. Nghĩa là đến chết và chỉ có cái chết mới chia lìa được hai người→ tình nghĩa thuỷ chung và sâu nặng

⇒ Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa.

Ba năm, chín tháng, ba vạn sáu ngàn ngày: đây không phải là thời gian khách quan mà là thời gian tâm trạng. Khẳng định tình nghĩa con người có khả năng đối mặt với thời gian, thách thức với thời gian và chiến thắng thời gian.

3. Ý nghĩa văn bản:

Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca

III. Luyện tập

  • Một số bài ca dao sử dụng mô típ Thân em:

+ Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rử mặt người phàm rửa chân

+ Thân em như trái ớt cay
Càng tươi ngoài vở, càng cay trong lòng.

+ Thân em như quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay

+ Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay

– Một số bài thơ học tập mô típ thân em: Bánh trôi nước, Quả mít (HXH)

Quả mít

Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó sần sùi, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

– Một số bài ca dao có sử dụng hình ảnh chiếc khăn:

Em về anh mượn khăn tay
Gói câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên.

Qua câu ghé nón thăm đồng
Đồng bao nhiêu lúa thương chòng bấy nhiêu
Tay nâng khăn gói sang sông
Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo.

– Bài thơ sử dụng hình ảnh chiếc khăn: Hương thầm

– Bài ca dao sử dụng hình ảnh dải yếm, muối, gừng:

Thuyền anh mắc cạn lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền

Cô kìa yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh
Bao giờ cà chín cà xanh
Cho anh một quả để dành mớm con.

Hạt muối ba năm còn mặn
Lát gừng cay sắc chín nước còn cay
Anh thương em cha mẹ không hay
Ngọn đèn treo trước gió, chẳng biết xoay phương nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang