qua-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung-hay-chung-minh-lua-chon-ngon-tu-la-yeu-to-quan-trong-lam-nen-su-thanh-cong-cua-mot-tac-pham-thi-ca

Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hãy chứng minh lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca

Qua bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng hãy chứng minh lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca

  • Mở bài:

Ngôn từ là yếu tố hàng đầu của một tác phẩm văn học, từ xưa tới nay không có một tác phẩm văn học nào xuất sắc về nội dung, tư tưởng mà không kiệt xuất về nghệ thuật ngôn từ. Bởi thế mà công việc lựa chọn ngôn từ có vai trò cực kỳ to lớn đối với bất cứ một tác phẩm văn học nào, đặc biệt là tác phẩm thơ ca. Cũng vì điều này mà có ý kiến cho rằng, “Lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca”. Bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng là một minh chứng rõ rằng về tầm quan trọng của việc lựa chọn ngôn từ để làm nên một tác phẩm thi ca độc đáo, có sức mạnh làm rung động lòng người.

  • Thân bài:

Vậy lựa chọn ngôn từ là gì? Tại sao mà có thực, việc lựa chọn ngôn từ lại quan trọng như vậy hay không lựa chọn ngôn từ trong tác phẩm thơ ca? Không chỉ là sắp xếp khéo léo những con chữ thông thường để tạo nên nội dung cho bài thơ ,lựa chọn ngôn từ theo đúng nghĩa còn là sự trăn trở, suy nghĩ của nhà thơ. Làm sao để chắt lọc thứ ngôn ngữ tinh xảo nhất được gọt chúa trở nên sắc, sáng, sâu cho tác phẩm thơ ca của mình. Làm sao để những con chữ im lặng kia nói lên được tư tưởng, tình cảm, lẩn sâu trong từng ý của tác giả, làm sao để chữ đó có thể khiến người đọc chìm đắm vào sự thăng hoa, cảm xúc, đó mới là lựa chọn ngôn từ.

Nói về việc lựa chọn ngôn từ trong tác phẩm thơ ca quan trọng đến như vậy, bởi những thơ ca thực chỉ cần một phần nghìn miligam quang chữ, nghĩa là ngôn ngữ thơ phải thật hay và tinh luyện toàn bộ nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm đều được phản ánh qua ngôn ngữ cảm xúc, tình cảm của người viết được bộc lộ qua ngôn từ. Sức gợi hình, gợi cảm đối với độc giả cũng từ đây mà được định đoạt, có thể nói một tác phẩm hay có tới quá nửa thành công nhờ vào sự tuyệt diệu của ngôn từ.

Như vậy nhận định trên đã nêu cao vai trò yếu tố ngôn từ, trong sự thành bại của một tác phẩm thơ ca. Từ đây có thể hiểu nhận định trên như một ý kiến, định hướng mang tính chất kim chỉ nam cho quá trình sáng tác của giới văn nghệ sĩ. Cần hiểu rằng chỉ có sự trau chuốt kỹ lưỡng về mặt ngôn từ mới đưa thơ ca đạt đến cảnh giới nghệ thuật của mọi nghệ thuật, mới xứng đáng với mỹ ngôn, mà nhà thơ Sóng Hồng từng nói: “thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời”. Nếu như thơ ca mà chỉ bộc lộ được nội dung trên nghĩa bề mặt, hay chỉ vần về theo đúng kiểu, đủ từ, đủ câu thì tác phẩm thơ đó nào phải là nghệ thuật gì cao siêu. Tác phẩm đó sẽ tan nhanh như bọt biển chứ đừng nói gì đến thành công. Thế mới biết ngôn ngữ trong thơ quan trọng những nào.

Ý thức được điều này mà trong thi đàn Việt Nam có rất nhiều những nhà thơ tỉ mỉ từng chút trong việc lựa chọn ngôn từ. Trong số đó Nhà thơ Quang Dũng là một ví dụ với tác phẩm thơ “Tây Tiến”, nghệ thuật sử dụng lựa chọn ngôn từ thực đã lên một tầm cao mới. Bài “Tây Tiến” thành công vang dội khẳng định vị thế của tác phẩm trong hàng ngàn, hàng vạn tác phẩm thơ ca, khác sự tinh tế trong ngôn từ Tây Tiến không chỉ là sự quyện hòa của cảm hứng hiện thực và cảm hứng lãng mạn của chất “họa” và chất “nhạc” của cái “bi” và cái “tráng” mà còn bởi sự thống nhất của mạch thơ với mạch cảm xúc chân thành của người viết thơ.

Đầu tiên ngôn ngữ Tây Tiến đẹp hào hùng, ấn tượng nhưng cũng giàu cảm xúc được thể hiện ngay trong sự ăn khớp, đưa đẩy, hòa quyện của cái hiện thực và lãng mạn mà trước hết là hiện thực khốc liệt:

“Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhiều chiều cai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Ngôn từ Quang Dũng là vậy không bao giờ che dấu hiện thực khắc nghiệt, từng từ, từng câu đều hiện thực như thước phim tài liệu về cuộc chiến với thiên nhiên của đoàn binh Tây Tiến. Đó là những năm tháng hành quân nơi rừng núi hiểm trở, là những tháng ngày người lính tây tiến đánh cược với mạng sống của mình, khi đi qua những vách núi cheo leo, dốc đứng răng mọc đầy sương mù, mây phủ. Đó là khi những khi người lính Tây Tiến chơi đùa sinh tử ngay trên đường tơ kẽ tóc, khi đi qua những vực sâu tưởng chừng không đáy. Chưa kể tới về chiều những con thác gầm lên như mãnh thú sẵn sàng nuốt chửng con người, để đêm tiếng gầm gừ đe dọa đến của chúa tể sơn lâm, như thần chết cận kề ngay cạnh những người lính làm người đọc xúc động trước hiện thực như vậy.

Cảm nhận sâu sắc điều đó ngôn ngữ phải tinh xảo tới bậc nào. Từ cách tác giả sử dụng rất nhiều những từ ngữ đối lập nhau “lên”, “xuống”, “cao”, “thẳng” tới việc dùng liên tiếp các điệp từ “dốc”, “ngàn thước” đều góp phần phản ánh xuất sắc hiện thực khắc nghiệt kia. Những từ láy “theo hút”, “đêm đêm”, “chiều chiều” được đính kết, gia công thêm trong từng câu làm nổi bật sự triệt để, nguy hiểm của không gian rừng sâu. Nhưng nghệ thuật của Tây Tiến không chỉ là cái hiện thực mà còn là cách tác giả lựa chọn ngôn từ tinh tế tới mức cùng một không gian ấy mà ta vẫn cảm nhận được cái lãng mạn, thơ mộng, trữ tình:

“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”,

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”,

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Chỉ bằng ngôn từ, cách sắp xếp từ ngữ tài tình như sử dụng ưu ái những thanh bằng, cách gieo vần ấy gợi cảm giác chơi vơi, kết hợp nhiều hình ảnh gợi không gian thơ mộng, đầm ấm Quang Dũng đã tạo được nét đẹp thơ mộng, trữ tình và lãng mạn, thanh cao cho không gian thơ. Cũng nhờ vậy mà Tây Tiến có được cả hai nét đẹp, một cương (khắc nghiệt, mạnh mẽ), một nhu (mềm mại, ngọt ngào) gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

Thành công một phần của Tây Tiến phụ thuộc rất lớn vào sự kết hợp thẩm mỹ này trong ngôn từ của tác phẩm. Thứ hai ngôn ngữ trong Tây Tiến đặc sắc còn là bởi kết hợp hài hòa của chất nhạc và chất họa, Quang Dũng đã từng là nhà soạn nhạc, họa sĩ bởi vậy có lẽ đây là một yếu tố thuận lợi trong việc đưa nhạc và họa hòa trung trong lớp ngôn ngữ Tây Tiến:

“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo từ bao giờ,
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

Quả đúng là trong thơ có hoạ, ngôn ngữ trong thơ của Quang Dũng giống như cây cỏ trong tay người họa sĩ vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh tuyệt đẹp của đêm hội, cả không gian như sáng bừng lên một sinh khí mới. Đuốc lửa sáng bập bùng, hoa rừng ngào ngạt như càng gia tăng vẻ diễm lệ của không gian. Màu xiêm áo rực rỡ của những cô gái miền cao, như hâm nóng thêm cái rạo rực của lòng người, vẻ diễm lệ, ngượng ngùng, e thẹn của những thiếu nữ, sự phóng khoáng hồn hậu, chàng càng khiến đêm hội trở nên cuốn hút xua tan bao hãi hùng, rùng rợn của màn đêm thời chiến.

Bức họa đẹp, thật đẹp và hoàng hôn huyền bí. Nhưng họa đấy, mà cũng là nhạc đấy, bởi đêm hội còn có những tiếng khèn âm thanh ca ngợi sự hoang sơ, man dại, quyến rũ lôi cuốn lạ thường. Nhạc còn phát ra từ chính tâm hồn háo hức, hồi hộp của tâm hồn những người lính trẻ khi hòa mình vào đêm hội nhạc cũng chất chứa trong cách ngắt nhịp 4/3 đều đặn của Quang Dũng gợi cảm giác bình dị, nhịp nhàng cho câu thơ. Vậy là dù dùng ngôn ngữ rất tiết kiệm nhưng rộn ràng, hiệu quả, ngôn ngữ của Tây Tiến đủ khiến con người ta ngưỡng mộ, có họa lẫn nhạc, lẫn thơ như ngôn ngữ Tây Tiến không rối, không loạn và đa dạng biến tấu theo cảm xúc trái tim của con người, ăn nhập và tôn vinh lẫn nhau. Tây Tiến Dũng là chuẩn mực của một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

Sự thành công trong lựa chọn ngôn từ của Tây Tiến còn thể hiện trong việc sử dụng những thứ ngôn ngữ đa nghĩa, gợi nhiều liên tưởng mà ngắn gọn, xúc tích mang tâm hưởng bi tráng chứ không bi lụy:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng,
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Hình ảnh người lính Tây Tiến, được gợi lên thật hào hùng với vẻ bề ngoài lẫm liệt. Nhưng tại sao quang Dũng lại lựa chọn dùng “không mọc tóc” thay cho dùng “Tóc không mọc”. Câu trả lời là chỉ có sắp xếp như vậy mới làm nổi bật lên tư thế chủ động của những người lính trong cuộc chiến với nghịch cảnh cũng như khi miêu tả sự xanh xao của da dẻ người lính. Quang Dũng không chỉ dừng lại ở “quân xanh màu lá”, mà còn “dữ oai hùng” bi đấy nhưng được trợ sức bởi vùng lên không thấy “lụy”, mà chỉ thấy hào hùng, vô song và khi nói về sự hi sinh của người lính ta cũng thấy ngôn ngữ Tây Tiến thể hiện một tinh thần như thế.

Những nấm mồ nằm rải rác khắp nơi xa xứ, những thi thể không một mảnh chiếu trên thân, những cái chết không một người thân đưa tiễn như sao hiện lên nhẹ nhàng, quá khứ như là một chuyến đi xa, một giấc ngủ dài sau nhiều năm chinh chiến. Làm được như vậy là nhờ cách sử dụng ngôn từ tài tình của nhà thơ, những cụm từ như “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, cho thấy sự thản nhiên, thoải mái, thanh thản đến khó tin của lính Tây Tiến trong việc đón nhận cái chết. Thêm vào đó câu thơ “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, dùng 5/7 tiếng là từ Hán Việt, gọi màu sắc trang trọng, thành kính như xóa tan đi mọi buồn đau, tan tóc thay vào đó là sự hào hùng, bất diệt của những người con hy sinh tuổi trẻ vì đất nước. Khúc tráng ca được cất lên chính từ đây, ngôn ngữ thơ Tây Tiến đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.

Sự thành công vượt ngoài mong đợi của Tây Tiến còn bởi sự chân thành, thống nhất của mạch cảm xúc tác giả với bài thơ nói chung, ngôn ngữ không chỉ bộc lộ nội dung, vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây, con người trong binh đoàn Tây Tiến, mà còn thể hiện được nỗi nhớ da diết, cồn cào bùng cháy thành mạch thơ. Đầu tiên là nhớ cảnh, rồi nhớ kỷ niệm, rồi nhớ người, rồi thao thức mãi không quên, từ câu đầu cho tới tận câu cuối, nỗi nhớ vẫn khôn nguôi. Điều đó rất phù hợp với thứ tự triển khai mạch thơ, ngôn ngữ mà phản ánh được cảm xúc đa dạng. Như vậy đó phải là thứ ngôn ngữ được lựa chọn kĩ càng, có chiều sâu và mang nhiều hàm nghĩa. Một lần nữa, khẳng định chính ngôn từ làm nên thành công đáng kể cho Tây Tiến.

 Bài thơ khắc họa đậm nét bức chân dung chiến sĩ Tây Tiến đậm chất bi tráng.  Qua dso, Quang Dũng khẳng định, ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của chiến sĩ Tây Tiến, chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Đồng thời qua đó thể hiện nét bút tài năng và tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào về trung đoàn Tây Tiến của Quang Dũng.

Với lớp ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ ngữ Hán Việt ; từ ngữ chỉ địa danh; cách sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như nhân hóa, đối lập, điệp, hình ảnh đặc sắc, đậm chất thơ chất nhạc; lại kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng, nhà thơ Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính cụ Hồ lẫm liệt, bất tử với thời gian. Đó cũng là nét bút tài hoa của Quang Dũng.

Kết bài:

Nhận định ban đầu về giá trị của ngôn từ trong thơ là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở, rõ ràng, mở rộng ra mà nói không riêng gì Tây Tiến mà bất cứ tác phẩm thơ, ca nào cũng cần tới những ngôn ngữ tinh xảo, đặc sắc nhất để kiến tạo nội dung. Bởi vậy mà đối với người đọc, khi đọc bất cứ một tác phẩm thơ nào đừng bao giờ chỉ tìm hiểu nghĩa bề mặt của ngôn từ, hay đào sâu những tư tưởng thầm kín được chôn sâu dưới lớp ngôn từ ngữ kia, để lĩnh hội và cảm nhận văn chương. Bên cạnh đó mỗi nhà thơ cũng cần tích cực mở rộng vốn ngôn từ mình kết hợp với  hững yếu tố khác, như đề tài, tính sáng tạo, giá trị nhân đạo, có thế thơ mới đạt tới đỉnh cao như Xuân Diệu từng nói thơ là bà chúa nghệ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang