“Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa” (Ngữ văn 12, Tập 1, NXB GD)
Anh/chị hãy chọn và phân tích một đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận định trên.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài:
+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ,viết văn,vẽ tranh ,soạn nhạc. Ở phương diện thơ ca, Quang dũng là một nhà thơ kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp lãng mạn và xu hướng hùng ca. Đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến.
+ Tây Tiến là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách thơ Tố Hữu .Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đoạn thơ dưới đây là đoạn thơ tiêu biểu thể hiện nét phong cách của Quang Dũng đúng như ý kiến đã cho rằng: “Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa”:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu ládữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Thân bài:
+ Hoàn cảnh sáng tác: Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1974,chiến đấu trên địa bàn rừng núi rộng lớn và hiểm trở vùng biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch.Chiến sĩ Tây tiến phần lớn là những học sinh,sinh viên Hà Nội,chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ nhưng họ luôn sống lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.Năm 1974. Quang Dũng là đại đội trưởng của binh đoàn Tây Tiến.Cuối năm 1948,ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác.Tại làng Phù Lưu Chanh,Quang Dũng đã sáng tác bài thơ Tây Tiến.
+ Đoạn thơ trên nằm ở phần thứ ba của tác phẩm, thể hiện rõ nét nhất hình tượng người lính Tây Tiến làm nổi bất phong cách thơ Quang Dũng ,qua đó khẳng định rõ ý kiến”…..”
1. Giải thích ý kiến:
+ “Phóng khoáng” : là không bị gò bó bởi những khuôn mẫu hay bài viết có sẵn
+ “Hồn hậu” : hiền từ ,chất phác
+ “Lãng mạn”: vượt lên trên thực tế cuộc sống để phản ánh,thể hiện theo ý muốn chủ quan, dùng trí tưởng tượng bay bổng để lý tưởng hóa vẻ đẹp của hình tượng
+ “Tài hoa”: có tài về nghệ thuật, văn chương
⇒ Đây là những nét riêng trong phong cách thơ Quang Dũng so với các nha thơ khác khi cùng viết về đề tài người lính.
2. Phân tích chứng minh.
– 4 câu thơ đầu thể hiện rõ nét phong cách thơ Quang Dũng khi viết về đề tài người lính:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ 2 câu đầu: là những nét chấm phá về ngoại hình của người lính Tây Tiến.Bằng thủ pháp tương phản, một thủ pháp nổi bật của bút pháp lãng mạn,người lính Tây Tiến hiện lên vừa giản dị,vừa lẫm liệt, oai phong.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc: người lính hiện lên không tiều tụy mà ngạo nghễ,ngang tàn,phóng khoáng.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm: người lính như hòa vào thiên nhiên,hồn hậu,bao dung như cây lá mà vẫn toát lên vẻ dữ dội,kiêu hùng,uy nghi, lẫm liệt của những vị chúa tể rừng xanh.
+ 2 câu sau: Vẫn là thủ pháp tương phản đối lập dữ dội,oai hùng với mềm mại, mộng mơ nhằm thể hiện chiều sâu tâm hồn của người lính Tây Tiến. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới: gợi lên ý chí chiến đấu và khát vọng chiến đấu-khát vọng được lưu giữ trong”mộng chiến trường” cao đẹp.Ánh mắt ấy càng làm tôn thêm sự oai phong lẫm liệt trong dáng vẻ,nét kiêu hùng,ngạo nghễ trong tâm hồn người lính có lý tưởng và khát vọng lớn lao.
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm: thể hiện nỗi nhớ của người lính về những thiếu nữ Hà Nội đáng yêu,kiều diễm,thanh lịch,lãng mạn
– 4 câu sau: vang vọng âm hưởng bi tráng,vừa tha thiết, sâu lắng, vừa hào hùng, dữ dội, vừa trang trọng, thiêng liêng do hàng loạt hình ảnh đầy ấn tượng và các từ Hán việt cổ kính,trang trọng tạo nên.
=> thể hiện rõ nét phong cách phóng khoáng,hồn hậu, lãng mạn và tài hoa của hồn thơ Quang Dũng: “Rải rác…độc hành”
Rải rác biên cương…..: câu thơ mang đến một cảm giác bi hùng về cái chết của ng lính trên dường hành quân.
Chiến trường đi…: câu thơ nói lên ý chí quyết tâm của những thanh niên sẵn sàng hiến dâng cuộc đời và tuổi xuân của mình-những gì đẹp đẽ và quý giá nhất cho Đất nước.
Áo bào…: câu thơ tiếp tục nói về sự hi sinh của người lính:vừa bình dị,đơn sơ,vừa oai phong, sang trọng.Sang trọng,oai phong vì chiếc áo đơn sơ của người lính trong mắt nhà thơ đã hóa thành chiến bào,gợi nhớ hình ảnh oai hùng,lẫm liệt của những tướng sĩ thời phong kiến.
Sông Mã gầm lên…: câu thơ miêu tả tiếng gầm thét đơn đọc mà dữ dội của sông Mã.Sông Mã- chứng nhân lịch sử, thay lời nói cho thiên nhiên, trời đất, núi sông gầm vang “khúc độc hành” bi tráng tiễn đưa những người con yêu quý về yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Khúc động hành- ấy là khúc ca vừa mạnh mẽ, hùng tráng vừa phảng phất âm hưởng cô đơn, ngậm ngùi.
3, Bàn luận,đánh giá:
– Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Tây Tiến nói chung đã làm nên tên tuổi của nhà thơ QD khi viết về đề tài người lính
– Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa,tác giả đã khắc họa hình tượng ng lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn,đậm chất bi tráng.
Kết bài:
– Đoạn thơ là một bức tượng đài bi tráng về người chiến sĩ tây tiến với vẻ đẹp hào hùng của lý tưởng cao cả,của ý chí kiên cường cùng vẻ đẹp hào hoa của những tâm hồn lãng mạn,mộng mơ. Qua đó làm nổi bật rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ Quang Dũng khi viết về đề tài người lính đúng như ý kiến cho rằng “Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng,hồn hậu,lãng mạn và tài hoa” – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến.
Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng