qua-bai-tho-voi-vang-xuan-dieu-lam-sang-to-nhan-dinh-tieu-chuan-vinh-cuu-cua-tho-ca-la-cam-xuc

Qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, làm sáng tỏ nhận định: Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc

Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc”.

Anh(chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Vội Vàng – Xuân Diệu để làm sáng tỏ ý kiến trên.


Gợi ý làm bài:

1. Giải thích ý kiến:

– Ý kiến của Bằng Việt đã xuất phát từ đặc trưng của thơ. Thơ là tiếng nói của cảm xúc và tâm hồn. Cảm xúc trong thơ là yếu tố quan trọng để tạo nên sưc sống của tác phẩm thơ ca.

2. Phân tích, chứng minh qua bài thơ Vội vàng:

+ Mở đầu bài thơ là cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt với cuộc sống đến thiết tha, cuồng nhiệt. Khổ thơ ngũ ngôn với ước mơ, táo bạo, cuồng nhiệt, phi thường của thi sĩ:

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

“Muốn tắt nắng, muốn buộc gió” để “màu đừng nhạt, hương đừng bay đi” để giữ mãi hương thơm, màu sắc đẹp đẽ nhất thế gian.

+ Bức tranh thế giới xung quanh như một thiên đường trên mặt đất với cảm xúc say mê bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn:

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Thế giới tươi đẹp, vườn xuân mơn mởn này chính là nguyên nhân dẫn đến ước muốn lạ lùng của thi sĩ. Mùa xuân không phải là vô hình, vô ảnh. Mùa xuân là sự hiện diện cả mùa xuân cụ thể, hữu hình tươi đẹp. Mùa xuân là cả thế giới với những hình ảnh sống động, đẹp đẽ (Hoa của đồng nội xanh rì…), mùa xuân là sự quyến rũ thanh âm (Của yến anh này đây khúc tình si…), mùa xuân hiện diện là những sắc màu hấp dẫn (Lá của cành tơ phơ phất…), mùa xuân của những năm tháng diệu kì (Của ong bướm… ; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần…)

+ Yêu tha thiết mùa xuân và sợ thời gian trôi đi không trở lại, Xuân Diệu cho rằng thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu tiếc nuối, lo âu, cảm xúc buồn thương day dứt, tiếc nhớ ngẩn ngơ: tiếc xuân đời, xuân trời, xuân tuổi trẻ:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

+ Nhà thơ tìm cách lí giải quy luật và bước đi tàn nhẫn của thời gian:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

+ Chính vì thời gian tuyến tính, một đi không trở lại nên thi sĩ đã không chọn lối sống tầm thường mà chọn lối sống cháy bùng. Không tắt được nắng, không buộc được gió, thì mở hồn đón nhận tất cả và sống nhiệt thành với đời, với đất trời:

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Đoạn thơ thi nhân đã cùng một lúc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: sự trùng điệp về cấu trúc ngữ pháp, điệp từ, điệp ngữ, những tính từ chỉ mức độ, một loạt những động từ mạnh được sắp xếp theo lối tăng dần: ôm – riết – say – thâu – hôn – cắn để diễn tả khát vọng sống sôi sục, cuồng nhiệt, một thái độ ham hố, vồ vập, một khát vọng tận hưởng mãnh liệt…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang