quan-diem-nhan-sinh-cua-nha-van-lo-tan-trong-truyen-ngan-thuoc

Quan điểm nhân sinh của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện ngắn Thuốc

Quan điểm nhân sinh của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện ngắn “Thuốc”

  • Mở bài:

Lỗ Tấn (1881- 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, bút danh Lỗ Tấn. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại nhưng bị sa sút. Lỗ Tấn là nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc và cũng là nhà văn đạt được nhiều thành tựu lớn trong nền văn học hiện đại Trung Quốc TK XX. Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui  “các căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Trong đó truyện ngắn Thuốc thể hiện sâu sắc quan điểm nhân sinh của nhà văn Lỗ Tấn.

  • Thân bài:

Lỗ Tấn từng làm nhiều nghề: hàng hải, khai mỏ, học nghề y. Đang học dở chừng, ông chuyển sang làm văn nghệ, viết văn. Bởi ông thấy học thuốc không còn quan trọng nữa. Dân mà còn ngu muội, hèn nhát thì dù thân thể có khoẻ mạnh, cường tráng cũng chỉ có thể làm thứ người mà người ta đem ra chém đầu thị chúng và thứ người đứng xem thị chúng vô vị như thế kia mà thôi. Còn đau ốm mà phải chết đi thì chưa hẳn đã là bất hạnh

Ông hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai.

Truyện ngắn Lỗ Tấn là tiếng nói đấu tranh đánh vào chủ nghĩa đế quốc và phong kiến. Bên cạnh đó là sự khao khát hướng đến  “một xã hội mới”, “một cuộc đời mới”. Năm 1919, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ khắp Trung Quốc. Hàng vạn sinh viên lên tiếng đấu tranh đòi hòa bình đất nước, bài trừ ngoại quốc, trừng trị bọn bán nước. Đúng lúc ấy, Lõ Tấn viết tác phẩm Thuốc. Tác phẩm nhanh chống nhận được sự đồng tình của nhiều người và lan tỏa khắp Trung Quốc.

“Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. Tác phẩm phê phán lối sống đớn hèn, tự thỏa mãn của người Trung Quốc. Đó là một căn bệnh trầm kha khó chữa, cảm trở con đường giải phóng dân tộc. Tác phẩm Thuốc đã gửi đi một thông điệp: Người Trung Quốc đang mắc chứng bệnh tinh thần nghiêm trọng và rất cần một phương thuốc để cứu cả dân tộc.

Thuốc vừa là tiếng gào thét  để “trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu”, vừa là sự bộc bạch tâm huyết của một ngòi bút lạc quan, tin tưởng. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân “thanh minh” đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả

Ở mùa thu “trảm quyết” có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao; cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh; cảnh quán trà… Ba cảnh này gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Những chiếc lá thu lìa cành, dồn ứ sinh lực chuẩn bị vươn lên trong mùa xuân ấm áp. Nó dự báo một tương lai sáng sủa của cách mạng trung Quốc.

Mùa xuân “thanh minh”, mùa xuân tảo mộ. Mẹ Hạ Du viếng mộ Hạ Du và phát hiện có một vòng hoa trên mộ. Những nấm mộ khác “lác đác vài nụ hoa bé tý, trăng trắng, xanh xanh”. Trên cành dương liễu đã đâm ra “những mầm non bằng nửa hạt gạo”. Đó là mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một ngày mai ấm áp hơn.

  • Kết bài:

Thuốc là một trong những tác phẩm tiêu biểu mang tính chiến đấu cao của Lỗ Tấn. Ông vạch rõ những căn  bệnh trong xã hội, ông mong muốn có một phương thuốc để giác ngộ quần chúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang