so-sanh-ve-dep-buc-tranh-mua-xuan-qua-bai-tho-ben-do-xuan-dau-trai-cua-nguyen-trai-va-canh-ngay-xuan-cua-nguyen-du

So sánh vẻ đẹp bức tranh mùa xuân qua bài thơ Bến đò xuân đầu trại của nguyễn Trãi và Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du

So sánh vẻ đẹp bức tranh mùa xuân qua bài thơ “Bến đò xuân đầu trại” của nguyễn Trãi và “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du

Cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Trãi viết:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.”

(Bến đò xuân đầu trại)

Ba trăm năm sau, đại thi hào Nguyễn Du vẽ khung cảnh mùa xuân trong tác phẩm Truyện Kiều:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiêu quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều)

Trình bày cảm nhận của em về ý xuân, tình xuân mà các nhà thơ gửi gắm trong hai bức tranh xuân trên đây.


Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Bến đò xuân đầu trại được viết khi Nguyễn Trãi (thế kỉ XV) cáo lão về ở ẩn. Cảnh ngày xuân trích trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (thế kỉ XVIII). Hai nhà thơ, cách nhau 300 năm đã góp vào vườn thơ xuân đất nước những sắc xuân dịu dàng, tươi mới.

  • Thân bài:

1. Cả hai bức tranh xuân đều được vẽ bằng ngôn từ tiếng Việt trong sáng giàu hình ảnh và mỗi nét trong tranh đều thắm đượm hồn quê Việt.

Bến đò xuân đầu trại: Cảnh xuân trên bến sông được phác họa bàng những nét đon sơ: có cỏ xanh, mưa xuân, con đường làng, con đò. Mỗi nét vẽ đều mang đậm hồn quê. cỏ được ngắm nhìn qua làn mưa nên màu cỏ nhạt nhòa tựa như làn khói xanh êm ả mà tràn đầy sức sống, cỏ được so sánh gợi lên vẻ đẹp mơ màng huyền ảo của bến sông quê. Mưa xuân lất phất đủ làm đầy con nước. Mưa như những giọt lành ban phát cho đất, nước sông đón nước trời rồi cùng hòa nhịp vỗ lên mây. Cảnh xuân tuyệt diệu, tràn đầy sức sống.

Cảnh ngày xuân: Nguyễn Du chỉ phác họa vài nét đơn sơ, mùa xuân hiện ra vẫn tràn trề sức sống dù đã vào cuối xuân. Bức tranh xuân có chim én, ánh thiều quang rạng rỡ, có cỏ non xanh mướt hòa với trời xanh, hoa lê trắng tinh khôi, màu sắc thật tươi sáng. Dù mượn ý thơ cổ của Trung Quốc, nhưng bằng sự sáng’ tạo của mình, Nguyễn Du dùng đảo ngữ “trắng điểm” đã tạo được nét lung linh của hoa lê…

2. Ẩn trong mỗi bức tranh xuân là ý xuân, tình xuân dạt dào tha thiết, là tâm sự sâu kín của nhà thơ.

Bến đò xuân đầu trại: Những con đường trên đồng nội đi tới bến đò thưa vắng hành khách. Cảnh vật lặng lẽ thấm buồn. Mưa xuân kéo dài đã nhiều ngày. Trời mưa, không có khách qua đò. Con đò nay mồ côi, đơn độc, được nhân hóa đang nằm an nhàn, gối đầu lên bãi cát mà ngủ ngon lành. Con đò là một hình ảnh ẩn dụ mang hồn người. Con đò nơi bến vắng kí thác nhiều tâm sự của tác giả, gọi liên tưởng đến tâm tinh nhà thơ trong những tháng ngày dài đi ở ẩn: nhàn tản, thư thái, ung dung.

Cảnh ngày xuân: Tâm hồn Nguyễn Du dường như trẻ lại để hòa nhập vào cảnh thiên nhiên vẽ nên bức tranh xuân với cỏ hoa xanh tươi, vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân được hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động. Trong cánh én mùa xuân ỵà trong ánh thiều quang rạng rỡ có tâm sự tiếc nuối của nhà thơ: Sáu mươi, ngày xuân trôi qua nhanh quá! Nhà thợ nói hộ tâm trạng tuổi trẻ – tâm trạng ba người con nhà họ Vương đang chuẩn bị một chuyến du xuân. Nguyễn Du có sự đồng cảm với tuổi trẻ một cách sâu sắc.

3. Mở rộng, liên hệ:

Cả hai bức tranh xuân đều sử dụng gam màu tươi sáng, mỗi nét trong tranh đều gần gũi với làng quê Việt Nam. Nguyễn Trãi, một anh hùng dân tộc; Nguyễn Du, một thiên tài văn học. Cả hai đều nặng tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

Hai nhà thơ sống cách nhau 300 năm nhưng đồng điệu tâm hồn. Dù cuộc sống đương thời của mỗi người không như ý, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du vẫn lắng đọng tâm tư để đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên, nâng niu vẻ đẹp đó đặt lên trang thơ của mình.

  • Kết bài:

Vườn thơ xuân thời trung đại còn lưu lại những vần thơ giàu cảm xúc khác như: Cuối xuân tức sự (Nguyễn Trãi), Xuân (Trần Nhân Tông), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư)… Tất cả đều cho thấy tâm hồn thanh bạch của những bậc cao nhân yêu đất nước, yêu thiên nhiên sâu sắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang