soan-bai-cao-nguyen-da-dong-van-tu-danh-gia-ngu-van-9-canh-dieu

Soạn bài: Cao nguyên đá Đồng Văn (Tự đánh giá) – Ngữ văn 9, Cánh diều

Soạn bài: Cao nguyên đá Đồng Văn (Tự đánh giá) – Ngữ văn 9, Cánh diều

Đọc văn bản “Cao nguyên đá Đồng Văn” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích về hệ thống núi đá ở Hà Giang.

B. Giới thiệu về cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang.

C. Thuyết minh về vùng đất và con người Hà Giang.

D. Giới thiệu nguồn gốc hình thành núi đá vôi ở Đồng Văn.

Trả lời:

– Đáp án: B.

Câu 2: Nhan đề văn bản được đặt theo cách nào?

A. Nêu tên địa danh được giới thiệu

B. Nêu đặc điểm nổi bật của cao nguyên đá.

C. Nêu giá trị của cao nguyên đá Đồng Văn.

D. Nêu vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cao nguyên đá.

Trả lời:

– Đáp án: A.

Câu 3 : Lí do nào sau đây khiến cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận và Công viên địa chất toàn cầu.

A. Cao nguyên đá Đồng Văn với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng tự như một “thiên đường xám” giữa miền sơn cước địa đầu Tổ quốc.

B. Đi từ Quản Bạ qua Yên Minh lên Meog Vạc, Đồng Văn chỉ có những dãy núi xám ngắt lại một màu của đá tai mèo.

C. Nằm ở độ cao trung bình từ 1000 – 1600 mét so với mực nước biển, cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng qua bốn huyện.

D. Là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vở Trái Đất,…

Trả lời:

– Đáp án: D.

Câu 4: Trong văn bản, ba màu nào được dùng để chỉ màu của đá, lúa và hoa cải trên cao nguyên đá Đồng Văn?

A. Vàng rực, trắng tinh và đỏ thắm.

B. Trắng tinh, xanh tươi và vàng óng.

C. Xám ngắt, vàng óng và vàng rực.

D. Đỏ thắm, trắng tinh và xanh tươi.

Trả lời:

– Đáp án: C.

Câu 5: Hình ảnh nào tượng trưng cho tình thần không chịu khuất phục khón khăn của con người vùng cao nguyên đá?

A. Đá dựng thành những hàng rào vững chắc, uốn lượn, ôm trọn lấy những ngôi nhà nhỏ, những nương ngô, nương rau.

B. Hàng rào đá càng đẹp, càng cao thì càng chứng minh được ngôi nhà ấy có một người đàn ông trụ cột tuyệt vời.

C. Xen lẫn với màu xám ngắt cảu đá là màu xanh tươi của những ruộng ngô, màu vàng óng của những nương lúa.

D. Cao nguyên đá Đồng Văn với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng tựa như một “thiên đường chất xám”.

Trả lời:

– Đáp án: C.

Câu 6: Vì sao văn bản Cao nguyên đá Đồng Văn được coi là văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

Văn bản Cao nguyên đá Đồng Văn được coi là văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh vì đã cung cấp cho người đọc những thông tin về cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang

Câu 7: Danh lam thắng cảnh mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giới thiệu?

Trả lời:

– Cao nguyên đá Đồng Văn có vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng tựa như một “thiên đường xám” giữa miền sơn cước địa đầu Tổ quốc thân yêu.

Câu 8: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Trả lời:

Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

– Phần 1 (từ “Cách Hà Nội…” đến “Tổ quốc thân yêu”): Giới thiệu về cao nguyên đá Đồng Văn.

– Phần 2 (từ “Vượt qua khoảng…” đến “núi Đôi Quản Bạ…”): Giới thiệu vị trí, vẻ đẹp, giá trị của cao nguyên đá Đồng Văn.

– Phần 3 (Còn lại): Cảm nghĩ của tác giả về cao nguyên đá Đồng Văn.

Câu 9: Em biết thêm được điều gì từ văn bản Cao nguyên đá Đồng Văn?

Trả lời:

Từ văn bản Cao nguyên đá Đồng Văn, em biết thêm được nhiều điều lí thú về cao nguyên này:

– Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

– Với những dãy núi xám ngắt một màu của đá tai mèo nên nơi đây được ví như “thiên đường xám”.

– Những hàng rào đá của người Mông được xếp lên một cách khéo léo tài tình từ bàn tay tài hoa của những người đàn ông bởi vậy nó thể hiện sự chu đáo cảu người đàn ông với gia đình.

– Sức sống mãnh liệt trên cao nguyên đá: xen lẫn màu xám ngát của đá là những màu rực rỡ như màu xanh tươi của những ruộng ngô, màu vòng óng của nương lúa, màu vàng rực của hoa cải,…

Câu 10: Em thích nhất nội dung nào trong văn bản trên? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất nội dung về sức sống trên cao nguyên đá Đồng Văn trong văn bản vì một vùng đất khô cằn, một cao nguyên bạt ngàn đá xám hhưng lại thật ngỡ ngàng khi các mùa trong năm ở Cao nguyên đá Đồng Văn lại bật lên một sức sống của nhiều loài hoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang