Soạn bài: Ngày xưa (Vũ Cao) – Ngữ văn 9, Kết nối tri thức
Nội dung chính: Bài thơ Ngày xưa của Vũ Cao là lời khẳng định về sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều, được thể hiện qua lời hát ru của bà. Qua đó, tác giả nhắn gửi người đọc thông điệp về việc bảo tồn và lưu truyền những kiệt tác văn chương cho đời đời sau.
Sau khi đọc
Câu 1: Bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
– Việc bà hát ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được đã gợi cho em suy nghĩ về việc lưu truyền, bảo tồn những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Đứa trẻ chưa thể biết chữ, không biết nội dung Truyện Kiều, nhưng mỗi ngày đều được nghe bà hát ru bằng Truyện Kiều, nó sẽ ghi nhớ và in sâu những câu ngâm nga Truyện Kiều từ bà, từ đó sẽ luôn giữ kí ức về câu hát ru và câu thơ trong Truyện Kiều.
Câu 2: Bài thơ cho thấy Truyện Kiều đã được tiếp nhận theo những cách nào?
Trả lời:
– Truyện Kiều được tiếp nhận theo những cách:
+ Qua lời ru của bà.
+ Qua lời kể của những người già.
Câu 3. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về sức sống của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam?
Trả lời:
– Bài thơ gợi cho em về sức sống mạnh mẽ của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam. Truyện Kiều vốn đã được Nguyễn Du sáng tác từ rất lâu, cách ngày nay cả trăm năm. Nhưng cho đến nay, mọi người vẫn thuộc Truyện Kiều. Truyện Kiều xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi: những câu hát ru Kiều được bà, mẹ hát cho con nghe; tiếng đọc bài Truyện Kiều bi bô của học sinh; tiếng người già ngâm nga. Đến cả lời ăn tiếng nói hàng ngày, người ta cũng dùng Kiều để nói được. Nhớ đến Kiều, mọi người không chỉ nhớ đến cốt truyện, mà còn đồng cảm cho số phận của cô Kiều.
Câu 4: Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, cách tổ chức, sắp xếp ý thơ,…)?
Trả lời:
Nhận xét về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
– Thể thơ: thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
– Ngôn ngữ: nhẹ nhàng, giản dị, chất chứa cảm xúc. Lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp được đan cài, xen kẽ khéo léo.
– Hình ảnh: hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi.
– Cách tổ chức, sắp xếp ý thơ hợp lý, trình tự logic, dễ hiểu.