»» Nội dung bài viết:
Nội dung và hình thức của văn bản văn học
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
1. Các khái niệm về nội dung văn bản văn học:
– Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn thể hiện trong văn bản.
– Chủ đề là vấn đề cơ bản được thể hiện trong văn bản.
– Tư tưởng của văn bản là cách mà nhà văn lí giải vấn đề cơ bản, là điều nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc.
– Cảm hứng nghệ thuật là tình cảm chủ đạo của văn bản.
2. Các khái niệm về hình thức văn bản văn học
– Ngôn từ là yếu tố đầu tiên để văn bản văn học khác với các loại văn bản khác. Ngôn từ bao giờ cũng mang dấu ấn tác giả.
– Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tổ của văn bản để trở thành một chỉnh thể.
– Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với từng nội dung văn bản khác nhau.
II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học.
Văn bản văn học càn phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức -thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.
III. Luyện tập
BT2/130:
– Hai khổ thơ đầu nói đến nỗi mong mỏi đợi chờ thành quả lao động và công sức của người mẹ bỏ ra để đổi lấy những thành quả:
“ Những mùa quả ……… mẹ tôi”
Hình ảnh “ mang dáng giọt mồ hôi mặn” tượng trưng công sức phải bỏ ra của người lao động; hình ảnh lặn, mọc như mặt trời, mặt trăng tượng trưng sự lao động bền bỉ, thầm lặng mà chỉ có người lao động mới cảm nhận được những giọt mồ hôi “rõ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”.
– Ở khổ thơ thứ ba, tác giả chuyển sang nói chuyện “ trồng người”
“ Và chúng tôi ………. quả non xanh”
+ Hình ảnh “ bàn tay mẹ mỏi” tượng trưng những nỗ lực cuối cùng của người mẹ trong việc nuôi dạy con.
+ Hình ảnh” quả non xanh “ tượng trưng cho kết quả chưa trọn vẹn, chưa như ý nguyện của người mẹ.
Nó có thể là dấu hiệu cho sự thất vọng nơi mẹ khi đã tới hồi “ bàn tay mẹ mỏi”, và mẹ chỉ còn biết khóc thầm “ rỏ xuống lòng thầm lặng”.