soan-bai-on-tap-kien-thu-bai-2-ngu-van-9-chan-troi-sang-tao

Soạn bài: Ôn tập kiến thứ bài 2 – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Soạn bài: Ôn tập kiến thứ bài 2 – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Câu 1. Đọc lại các văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bản: Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”.

Luận đề: Hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ

Luận điểm:

Luận điểm 1: Hình ảnh bà Tú với chân dung một cuộc đời một duyên phận ở hai câu đề.

+ Lí lẽ: Cuộc đời vất vả, quanh năm suốt tháng bươn chải kiếm sống nuôi đủ cả gia đình

+ Bằng chứng:

  • Hai chữ “quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra … thời gian
  • Khi chữ “một” trước chữ “chồng, ông Tú đã hạ bậc mình xuống hàng con.
  • Không chỉ đủ về số… đầu kia là một ông chồng.

Luận điểm 2: Lòng thương xót của Tú Xương dành cho vợ của mình thông qua hai câu thực

+ Lí lẽ: Bà Tú hiện lên không chỉ nhọc nhằn mà còn nhục nhằn.

+ Bằng chứng: So sánh thân phận của bà Tú trong câu “Cái có lặn lội bờ sông” với câu “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” làm nổi bật tiếng lòng của ông Tú dành cho bà. Bà là người đảm đang tháo vát, thương khó tần tảo.

Luận điểm 3: Bà Tú đối với gia đình của mình ở hai câu luận.

+ Lí lẽ:  Vẻ đẹp của Bà Tú là con người tình nghĩa, sâu đậm, thuỷ chung, nhu thuận. Bà là hình tượng của con người bổn phận

+ Bằng chứng:

  • Đưa ra hình ảnh cò để gợi nhắc về người vợ lam lũ bình dị.
  • Sống trọn bổn phận: sống có nghĩa là xả thân vì người khác, xả kỉ, vị tha.

Văn bản: Ý nghĩa văn chương

Luận đề:Ý nghĩa của văn chương

Luận điểm:

Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

+ Lí lẽ: Quan niệm trên là đúng nhưng không phải là duy nhất. Văn chương còn tạo ra sự sống

+ Bằng chứng:

  • Tác giả lấy câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ để làm rõ luận điểm
  • Tác giả lấy ví dụ về Thuý Kiều của Nguyễn Du.

Luận điểm 2: Văn chương gây cho những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

+ Lí lẽ: Văn chương cho ta những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng.

+ Bằng chứng: Tác giả đưa lịch sử, câu nói của nhà nghệ thuật nổi tiếng để phân tích

Văn bản: Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”.

Luận đề: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi  nước

Luận điểm 1: Nghĩa miêu tả của chiếc bánh trôi

+ Lí lẽ: Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi

+ Bằng chứng:

  • Tác giả đưa ra cách làm bánh trôi qua việc miêu tả quá trình ấy, qua đó thấy được Hồ Xuân Hương là một người am hiểu về miêu tả sự vật.
  • Bánh trôi như có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó.

Luận điểm 2:  Nghĩa ẩn dụ về con người

+ Lí lẽ: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ

+ Bằng chứng:

  • Tác giả phân tích bài thơ sử dụng các bằng chứng trong bài để chứng mình về lí lẽ trên.
  • Tác giả liên hệ tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, long đong nhưng bản lĩnh của họ sẽ vượt lên trên cảnh ngộ, vẫn son sắt thuỷ chung…

Câu 2. Làm thế nào để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan?

– Vấn đề khách quan: Chỉ đưa thông tin, nêu ra các bằng chứng dựa trên từ pháp lí, từ thực tiễn

→ Tính chính xác, đúng đắn

– Vấn đề chủ quan: Thể hiện tinh cảm, ý kiến, đánh giá chủ quan, quan điểm của người viết.

→ Tác động đến cảm xúc người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, mối quan tâm của người đọc.

Câu 3. Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì đối với văn bản và người đọc.

Trả lời:

– Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trong văn bản có ý nghĩa sâu sắc với văn bản và người đọc.

+ Văn học phải nhìn nhận khách quan vì mỗi một người đọc lại có năng lực đọc hiểu khác nhau, nếu chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của bản thân thì tác phẩm văn học sẽ bị lãng quên, không còn trọn vẹn giá trị. Ví dụ khi xem xong kịch mà chỉ chú ý đến diễn viên có giọng hay, diễn xuất thần thái như nào thì sẽ không hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm là gì

+ Có thể thấy, tiếp nhận văn học không chỉ giúp tác phẩm, nhà văn có được chỗ đứng, mà còn giúp người đọc sống được nhiều cuộc đời. Nếu đã từng trải, có dịp chiêm nghiệm và nhận xét. Nếu chưa từng trải bao giờ, có dịp trải như chính cuộc đời mình. Từ đó tự quan sát, soi xét lại mình, thanh lọc bản thân để trở thành một con người tốt hơn. Văn học giáo dục con người là như vậy. Nhờ văn chương mà thay đổi được cả một lớp người, biến chuyển được cả một thời đại, cũng là nhờ những thần kỳ mà ta có được nhờ văn chương. Nói đến văn chương là nói đến tình cảm, mà tình cảm thì thấm sâu, thấm lâu. Những gì nhờ tình cảm mà có cũng được níu giữ lâu dài. Văn là tình, người cũng là tình, văn nhờ người mà sống, người cũng nhờ văn mà trở nên hoàn thiện, toàn vẹn hơn, ngày càng hướng đến chân – thiện – mỹ.

Câu 4. Trình bày những lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

Trả lời:

– Khi tham khảo bất kì tác phẩm, tài liệu khác chúng ta cần lựa chọn nguồn chính thống. tin cậy như là bài báo, tập san, tránh chọn nguồn không đáng tin dẫn đến bài làm bị sai kiến thức.

– Trích dẫn trực tiếp phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn.

– Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, người viết được khuyến khích nên sử dụng cách trích dẫn gián tiếp này. Khi trích dẫn tài liệu tham khảo theo hình thức gián tiếp này, người viết cần chú trọng đến độ chính xác để tránh diễn dịch sai, bám sát vào nội dung của bài gốc

– Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

– Phần trích dẫn bao gồm các mục sau đây: lời nói, ý tưởng, quan điểm…, tác giả, tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản…

Câu 5. Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,…của người khác trong khi viết và chỉ các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Trả lời:

– Ví dụ: “Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa”, tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.

→ Yếu tố tạo nên đó là đặt lời nói trong dấn ngoặc kép.

Câu 6. Đối với văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, cần lưu ý điều gì khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

– Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

– Cần xác định nội dung trọng tâm của tác phẩm văn học xoay quanh chủ đề gì.

– Chủ đề của bài phản ánh qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện,…

– Lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp một cách hợp lí khi nêu điểm đặc sắc về nghệ thuật.

Câu 7. Tìm thêm ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài ( ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận)

Trả lời:

– Luận điểm chưa rõ, nội dung trùng lặp, không có sự nhấn mạnh ý hay phát triển ý.

– Không nêu được luận điểm khái quát, diễn đạt trùng lặp, không trình bày đúng bản chất của vấn đề.

– Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, rõ ràng.

Ví dụ:  Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông luận Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hóa.

– Lỗi nêu luận cứ: phần luận điểm nêu…: nhiều nghệ sĩ nhưng luận cứ mới nêu 1 tác phẩm nên sức khái quát chưa cao.

Chữa lỗi:

Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử là hình ảnh phiêu diêu của một con thuyền chở đầy ánh trăng trong nhịp hối hả, gấp gáp của thời gian” kịp tối nay”. Trong thơ Thu Bồn là dáng dùng dằng không chảy “sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” Còn dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng sông Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hoá. dữ dội nhưng mộng mơ.

Câu 8. Thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, áp phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy,…) để giới thiệu một tác phẩm văn học giúp em nhận ra sức mạnh của văn chương

Sử dụng năng lực sáng tạo của bản thân để gửi gắm thông điệp tới mọi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang