cau-dac-biet-ngu-van-9-ket-noi-tri-thuc

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Câu đặc biệt  (Ngữ văn 9, Kết nối tri thức)

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Câu đặc biệt  (Ngữ văn 9, Kết nối tri thức)

Câu 1. Trong các đoạn văn (a,b) và lời thoại kịch (c) dưới đây, những câu nào là câu đặc biệt? Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong từng trường hợp.

Trả lời:

a.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.

→ Tác dụng: Hướng sự chú ý của người đọc về âm thanh khác hẳn của những hạt mưa.

b.

Bộp

Và một cuốn sách!

→ Tác dụng: Làm nổi bật thông tin khi nhân vật tôi bị giáng vào một cú vào đầu.

c.

Ôi!

Mũi kiếm

→ Bộc lộ cảm xúc bất ngờ đau đớn khi nhìn thấy vật đã giết chết cha của mình.

Câu 2. Xác định câu đặc biệt trong các lời thoại kịch (a), đoạn văn (b,c) dưới đây và điền thông tin vào các ô trong bảng (kẻ bảng vào vở).

Trả lời:

Lời giải chi tiết:

Câu đặc biệt

Bộc lộ cảm xúc

Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng

Xác định thời gian nơi chốn

Gọi – đáp

a.

Ôi chao!

Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô!

x

   

 

x

b.

Choáng váng

Và màn đêm

 

x

 

x

 
c.

“Đêm!”

 

x

Câu 3. Tìm câu đặc biệt trong văn bản “Bí ẩn của làn nước” và chỉ ra tác dụng của chúng.

Trả lời:

– Câu đặc biệt:

Nhiều giờ trôi qua

Mưa tuôn, gió thổi.

Con tôi…!

Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh…

→ Tác dụng: Nhằm bộc lộ cảm xúc, liệt kê thông báo về sự vật, xác định thời gian và gọi đáp. Từ đó làm câu chuyện thêm xúc động, đi sâu vào lòng người đọc.

Câu 4. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau, từ đó nêu sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.

Trả lời:

– Câu đặc biệt: Ôi!

– Câu rút gọn: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

→ Sự khác nhau:

– Câu đặc biệt:

+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.

– Câu rút gọn:

+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang