Phân tích sự gian manh, xảo quyệt của nhân vật Trịnh Hâm trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
- Mở bài:
Thành công của truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên không chỉ ở giá trị phản ánh hiện thực và khát vọng vươn tới cuộc sống công bình, tốt đẹp của con người mà còn ở việc khắc họa chân thật, đậm nét các nhân vật phản diện, lực lượng đại diện cho cái ác, cái xấu trong xã hội. Trịnh Hâm là một nhân vật điển hình cho sự gian manh, xảo quyệt, thâm độc và hèn hạ của một lớp người trong xã hội ấy.
- Thân bài:
Hành động hãm hại, đẩy Lục Vân Tiên xuống sống ngay trong lúc chàng cần giúp đỡ nhất của nhân vật Trịnh Hâm là hành động bất nhân, bội nghĩa. Bất nhân là vì Trịnh Hâm độc ác, đang tâm hãm hại một con người mù lòa, bất lực, đang trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, tinh thần vô cùng quẫn bách.
Bội nghĩa là vì Vân Tiên là người bạn của Trịnh Hâm. Hai người gặp gỡ nhau trên đường ra kinh ứng thí, có giao tình tốt đẹp. Khi biết mình gặp được Trịnh Hâm, Vân Tiên mừng rỡ đã có lời nhờ cậy: “Có thương xin khá giúp nhau phen này”.
Trịnh Hâm cũng đã từng hứa hẹn:
“Đương cơn hoạn nạn gặp nhau
Người lành nỡ bỏ, người sau sao đành”
Vậy mà, sau đó, ngay lập tức, Trịnh Hâm đã nuốt lời bội phản. Động cơ hãm hại Lục Vân Tiên đã có từ trước. Trong cuộc hội ngộ uống rượu ở quán rượu dọc đường giữa bốn người: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Lục Vân Tiên đã tỏ rõ tài năng ứng đối vượt trội khiến Trịnh Hâm vô cùng ghen tức: Thấy Tiên dường ấy au lo trong lòng. Trịnh Hâm lo lắng là bởi: Khoa này Tiên ắt đầu công. Điều ấy sẽ khiến cho con đường công danh của hắn không thể thành hiện thực. Bởi thế, hắn rắp tâm hại Vân Tiên để tiêu trừ hậu họa, rộng mở đường thi.
Thế nhưng, điều Trịnh Hâm đố kị với Lục Vân Tiên đâu chỉ có thế. Không những đố kị, ganh ghét, hắn còn căm thù Lục Vân Tiên, căm thù những gì ưu thế và vượt trội hơn hắn. Chính lòng căm ấy, hắn ra tay giết hại Vân Tiên dù lúc này Vân Tiên không còn có khả năng cạnh tranh thi cử với hắn nữa. Dục vọng điên cuồng và bản tính thấp hèn đã biến Trịnh Hâm trở thành kẻ độc ác, nhẫn tâm ghê gớm.
Kẻ gây tội ác không hề vô tình hay lỡ tay mà đã có âm mưu, toan tính kỉ lưỡng. Âm mưu đó thể hiện rõ ràng qua câu nói: “Hại Tiên phải dụng mưu này mới xong”. Trước hết, hắn lừa Tiểu Đồng vào rừng hái thuốc để bên cạnh Vân Tiên không còn ai. Nhẫn Tâm hơn, hắn còn bắt trói tiểu đồng vào gốc cây cho hổ ăn thịt. Sau đó, hắn giả vờ xót thương, khóc lóc đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa hẹn sẽ đưa Tiên về nhà bình an.
- Kết bài:
Sự gian manh, xảo quyệt của nhân vật Trịnh Hâm được miêu tả kĩ lưỡng khi thuyền rời bến. Không vội vàng, hắn đợi cho thuyền đã ra đến giữa vời. Đêm tối mịt mùng bủa vây. Lại thêm sóng to gió lớn. Đó là lúc thuận lợi nhất để hắn ra tay. Nhân lúc Vân Tiên đứng gần mạn thuyền, hắn đã mạnh tay đẩy chàng xuống sông rồi kêu trời để đánh lừa mọi người. Dòng nước dữ trong phút chốc cuốn Vân Tiên đi mất không để lại tăm tích gì.
- Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
- Phân tích hình ảnh ông ngư trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”
- Cảm nhận thái độ của Lục Vân Tiên đối với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh tan bọn cướp