Cảm nhận thái độ của Lục Vân Tiên đối với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh tan bọn cướp

cam-nhan-thai-do-cua-luc-van-tien-doi-voi-kieu-nguyet-nga

Cảm nhận thái độ của Lục Vân Tiên đối với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh tan bọn cướp

Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, giản dị, trong nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm, nhân hâu. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ: “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han. Hành động ấy cho thấy chàng rất đàng hoàng, chững chạc. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã gạt đi ngay, từ chối cả lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp, bởi đối với chàng: “làm  ơn há dễ trông người trả ơn”.

Dường như với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của một con người chân chính: “Nhớ câu kiêh nghĩa bất. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Lời Vân Tiên chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc mình làm là hiển nhiên, thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình.

Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là môt hình ảnh đep, một hình ảnh lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tư tưởng "nhân nghĩa" trong thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu - Thế Kỉ
  2. Đóng vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" - Thế Kỉ
  3. Phân tích đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn" - Theki.vn
  4. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) - Theki.vn
  5. Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.