Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, hãy chứng minh: Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên mang cái đẹp của đạo lý nhân dân.

qua-doan-trich-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-hay-chung-minh-hinh-tuong-nhan-vat-luc-van-tien-mang-cai-dep-cua-dao-ly-nhan-dan

Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, hãy chứng minh: Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên mang cái đẹp của đạo lý nhân dân.

  • Mở bài:

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở đầu truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên –  một cuốn tiểu thuyết bằng thơ về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo của Nguyễn Đình Chiểu. Nổi bậc trong đoạn trích là hình tượng người anh hùng Lục Vân Tiên – một Nho sinh mang hoài bão lớn, mang cái đẹp của đạo lý nhân dân mà Nguyễn Đình Chiểu đã dày công xây dựng. Có thể nói hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên mang cái đẹp của đạo lý nhân dân, một hình tượng lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu hằng ước ao.

  • Thân bài:

Trong truyện Lục Vân Tiên, nhân vật Lục Vân Tiên là một hình tượng, đẹp, thể hiện rõ lý tưởng của người anh hùng:

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Hai câu thơ trên “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi / Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” là lời Lục Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga, sau khi chàng đã đánh tan bọn cướp, cứu người vô tội thoát nạn. Một câu nói phản ánh rõ lý tưởng của người anh hùng.

Hành động đánh cướp, cứu người của Lục Vân Tiên là một việc nghĩa. Trên đường đi (lên kinh đô dự thi), thấy dân “than khóc tưng bừng”, “đem nhau chạy”, Lục Vân Tiên đã dừng lại hỏi han. Thấy dân gặp nạn, không làm ngơ, đó là một hành vi vì nghĩa. Khi biết đó là bọn cướp đã từng :

“Nhóm nhau ở chốn Sơn đài
Người đều sợ nó có tài khôn đương”

và :

Bây giờ xuống cướp thôn hương
Thấy con gái tốt qua đường bắt đi”

Nghe kể về hành động ngang ngược của bọn cướp, “Lục Vân Tiên quyết định ngay :

“Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.

Vân Tiên hành động dứt khoát “ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”, bất chấp lời khuyên can của người dân chạy cướp : “E khi họa hổ bất thành / Khi không mình lại xô mình xuống hang”, đó cũng là một hành vi vì nghĩa.

Lục Vân Tiên đàng hoàng thách thức bọn cướp, khí thế lẫm liệt :

“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”.

Chàng nhanh chóng đánh tan lũ “hung đồ”:

“Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm dàng chạy ngay”

Kể cả tên tướng cướp hung ác cũng bị một trân đòn thập tử nhất sinh:

“Phong Lai chẳng kịp trỏ tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.

Lực Vân Tiên dũng cảm xông vào chỗ hiểm nguy đánh tan lũ cướp, cứu người mác nạn, đó là một biểu hiện cao cả của hành động vì nghĩa quên thân.

Đối với Vân Tiên, thấy việc nghĩa phải làm mới là người anh hùng. Việc nghĩa như đã nói ở trên là hành động vì lẽ phải, vì công bằng (đánh cướp, cứu người mác nạn cũng là dẹp tan lũ cướp để dân khỏi phải “việc chi than khóc tưng bừng, đều đem nhau chạy vào rừng lên non”), không sợ hi sinh. Nói một cách khác, đó là hành động vì người khác (không vì mình), vì nhân dân. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng. Một quan niệm rõ ràng, dứt khoát về người anh hùng. Thái độ và hành động của Lục Vân Tiên là đường hoàng, dứt khoát: thấy việc nghĩa là làm (thấy bọn cướp là phải ra tay tiêu diệt ngay).

Lục Vân Tiên xem danh lợi chỉ là phù du, phận làm trai lấy địa nghĩa làm lý tưởng sốngKhi được giải nguy, Kiều Nguyệt Nga chân thành, tha thiết tò lòng biết ơn và xin được trả ơn. Trước hết, nàng nói rõ thực cảnh:

“Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa dường lâm phải bụi dơ đã phần.

Rồi tiếp đên, nàng khẩn cầu:

“Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng”.

Sợ người anh hùng chê bai, nàng tiếp tục trần tình:

“Gặp đây đang lúc giữa đàng
Của tiền không có bạc vàng cũng không”

Sau cùng, nàng đề cao ân nghĩa và tỏ bày mong muốn báo đáp ân sâu:

“Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

Việc “báo đức thù công” cũng là việc hợp với đạo nghĩa xưa nay. Nếu người làm ơn không nhận sự trả ơn thì người chịu ơn không đành lòng. Cho nên, việc Kiều Nguyệt Nga trả ơn và việc Lục Vân Tiên nhận sự đền đáp cửa Nguyệt Nga nếu có, thì cũng hợp với đạo lý thông thường. Nhưng Lục Vân Tiên vẫn khăng khăng không nhận sự đền ơn. Tấm lòng của Kiều Nguyệt Nga dẫu có thành thực, thiết tha vẫn không làm đổi thay được lòng “trọng nghĩa, khinh tài” của Lục Vân Tiên. Nghe Kiều Nguyệt Nga trần tình, chàng liền cười khí khái:  “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Chàng lý giải hành động của mình để nàng yên lòng:

“Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì”.

Cả khi Kiều Nguyệt Nga trao trâm, Vân Tiên cũng không chịu nhận (vì đó cũng là của cải vật chất), mà chỉ nhận một bài thơ “giã từ” của nàng như cách các bậc anh hùng trượng nghĩa thường làm. Đành rằng ở đây ngoài chữ “ân” còn có chữ “tình”, nhưng với thái độ “làm ơn há dễ trông người trả ơn” tiếp sau hành động quên mình cứu người mác nạn càng làm đẹp thêm lý tưởng của người anh hùng mà Vân Tiên đã hằng ôm ấp thực hiện và không ngừng nhắc nhở mình:

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Đó là cái đẹp của lý tưởng nhân nghĩa Quên mình cứu người. Người được cứu là những người dân, người phụ nữ lương thiện, yếu đuối. Nếu Lục Vân Tiên không xả thân diệt lũ cướp thì họ đâu được bảo toàn sinh mạng, của cải, phẩm giá. Chàng trọng nghĩa, khinh tài, không đoái hoài đến danh lợi phồn hoa. Trước sau Lục Vân Tiên vẫn lòng dạ sáng trong: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng không nhận bất cứ một hình thức đền ơn nào của người được mình cứu: từ việc ghé đến nhà, nhận tiền của, bạc vàng cho đến một cái trâm “cầm làm tin”.

Rõ ràng, Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên mang cái đẹp của đạo lý nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho. Lục Vân Tiên cũng là một nho sĩ. Nhưng lý tưởng nhân nghĩa mà nhà văn đã ngợi ca trong truyện Lục Vân Tiên phù hợp với đạo lýcủa nhân dân.

Đoạn trích thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

  • Kết bài:

Đoạn truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khắc họa rõ nét phẩm chất tốt đẹp của một Lục Vân Tiên dũng cảm, xả thân cứu người, trọng nghĩa, khinh tài. Lời Lục Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga phản ánh rõ quan niệm về lẽ sống, về lý tưởng của con người anh hùng: “Nhớ cầu kiến nghĩa bất vi / Làm người thế áy cũng phi anh hùng”. Lục Vân Tiên cũng như nhiều nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên (Hớn Minh, Vương Tử Trực…) đều đã hành động theo đúng lý tưởng nói trên, là những hình tượng nhân vật mang rõ nét dũng khí của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu :

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Đọc hiểu văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.