Dàn bài phân tích đoạn trích: “LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA” (Trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).

luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-cua-nguyen-dinh-chieu

Dàn bài phân tích đoạn trích “LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA” (Trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).

1. Tác giả:

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888). Tục gọi là Đồ Chiểu. Ông là mọt nhà văn, nhà thơ, một chí sĩ yêu nước nổi bậc nhất giai đoạn cuối thế kỷ XIX.

– 26 tuổi đã bị mù nhưng ông vẫn không gục ngã trước số phận, ngẩng cao đầu mà sống, sống có ích đến hơi thở cuối cùng

– Gánh vác 3 trọng trách: Nhà giáo; thầy thuốc; nhà thơ.

– Để lại cho đời những áng văn thơ bất hủ:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chảng tà”

2. Tác phẩm:

– Kết cấu: theo lối chương hồi, xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Gồm 2082 câu thơ lục bát

– Mục đích:

+ Trực tiếp truyền đạt đạo lí làm người.

+ Xem trọng tình nghĩa giữa người với người.

+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp phò nguy cứu khốn.

+ Thể hiện khát vọng nhân dân: cái thiện thắng cái ác, cái chính nghĩa thắng cái gian tà.

– Đăc điểm thể loại: (Nôm bình dân)

– Truyện thơ nôm mang tính chất kể và hát.

– Chú trọng đến cử chỉ, hành động, ngôn ngữ hơn là miêu tả nội tâm.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên:

a. Hình ảnh Lục Vân Tiên khi đánh cướp:

– Tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa.

– Hình ảnh mang vẻ đẹp của người dũng tướng.

– Là người có cái đức, cái tài của bậc anh hùng; bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.

b. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

– Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài.

– Từ tâm, nhân hậu, tìm cách an ủi người bị nạn.

– Làm ơn vô tư, hành động nghĩa hiệp: Từ chối việc trả ơn của Kiều Nguyệt Nga.

– Quan niệm: làm việc nghĩa như là bổn phận, một lẽ tự nhiên. Cách cư xử của bậc anh hùng hảo hán.

Lục Vân Tiên là hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình. là hình bóng của cuộc đời tác giả.

* Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:

a. Nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga.

– Là cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: qua lời nói, cách xưng hô với Lục Vân Tiên thật khiêm nhường: “quân tử”, “tiện thiếp”.

– Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân tiên: “Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ”.

b. Thái độ của Kiều Nguyệt Nga trước hành động của Lục Vân Tiên.

– Thể hiện sự cảm kích, xúc động của mình dành cho Lục Vân tiên:

“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiệp lạy rồi sẽ thưa”.

– Ý thức và chịu ơn rất trọng của Lục Vân Tiên, không chỉ cứu mạng mà cứu cả cuộc đời trong trắng (còn quí hơn tính mạng):

“ Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”

– Băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng đền đáp đến mấy cũng không đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

→ Nét đẹp tâm hồn đó là đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân.

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

– Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời an tiếng nói thông thường.

– Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết của câu chuyện.

2. Nội dung:

Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhận dân.Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đơi của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba , dũng cảm, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.

Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.