Ý nghĩa hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Mở bài:
Bài thơ Bếp lửa được bằng việt sáng tác năm 1963, khi anh đang du học ở liên xô, bằng việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thờ kì chống Mĩ cứu nước. thơ bằng việt trong trẻo, mượt mà, thiên về khai thác những kĩ niệm và ước mơ tuổi trẻ nên gần gũi với tuổi học trò. Qua dòng hồi tưởng của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kĩ niệm xúc động về tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu và biết ơn của người cháu đối với người bà cũng là đối với quê hương, đất nước…
- Thân bài:
Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, khép lại cũng là hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ cho ta thấy mạch cảm của nhà thơ đi từ hồi tưởng quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Hình ảnh bếp lửa là yếu tố khơi nguồn cho dòng hồi tưởng. Trong dòng hồi tưởng của người cháu, những kỷ niệm về bà và tình cảm bà cháu đã thể hiện lên sống động và cụ thể, sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Bếp lửa ấm là hình ảnh rất quên thuộc trong gia đình nông thôn Việt Nam. Mỗi buổi sáng người bà, người mẹ thức dậy nhóm lửa để nấu buổi ăn sáng cho gia đình. Từ “ấp iu” gợi liên tưởng đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo, cần cù của người nhóm lửa, công việc ấy cứ lạy đi lập lại hằng ngày, đơn giản thế nhưng không nhàm chán mà ngược lại, có gì đó rất thiêng liêng và súc động.
Ánh lửa bập bùng soi tỏ bàn tay nhăn nheo của bà, in bóng bà chập chờn trên vách. Khói bếp chờn vờn, hình ảnh như thực, như mơ ấy đã khắc sâu vào trong tim đứa cháu. Hình ảnh “bếp lửa” chờn vờn trong sương sớm gợi bao kĩ niệm của thời ấu thơ bên cạnh người bà nhân hậu. Bằng hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, nhà thơ khơi gợi lên ở người đọc mọt tình yêu miền quê đằm thắm. Ở đâu đó trong lòng người Việt Nam vẫn luôn có một bếp lửa, một người bà, mọt miền kí ức xa xăm, ấm áp.
Hình ảnh bếp lửa gắn chặt với kí ức tuổi thơ ở tận cùng nỗi nhớ xa nhất có thể:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Năm bốn tuổi cháu đã quen với mùi khói bếp cay xè. Năm ấy cũng là năm nạn đói hoành hoành khủng khiếp. Cuộc sống đói nghèo hiện lên qua hình ảnh: khô rạc ngựa gầy. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ gợi nhớ về nạn đói khủng khiếp của dân tộc ta năm 1945 giết chết hơn triệu con người. Rồi đến “tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa”. Tám năm sống trong mòn mỏi và nỗi sợ hãi. Chính bếp lửa và người bà là nguồn sáng, là nguồn sức mạnh giúp cháu vượt qua đêm trường đói khổ.
Ở các đoạn đoạn thơ này nhà thơ đã khéo léo kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự với trữ tình làm cho người nghe rung động sâu xa trước một cuộc sống nhọc nhằn của bà cháu và hiểu được tinh thương tha thiết của cháu dành cho bà:
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.
Kỉ niệm về tuổi thơ hồn nhiên và tình bà ấm áp luôn gắn với bếp lưa bập bùng, bếp lửa như tình bà cháu ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc nay yêu thương của bà. Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu vẫn luôn nồng ấm. Hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa. Bếp lửa bà nhóm lên mỗi sáng cũng chính là nhóm lên tình yêu thương, niềm vui sống, nối quá khứ với hiện tại, tương lai
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Nhà thơ cảm nhận sâu xa hơn bếp lửa bà nhóm lên là bếp lửa của con tim, ngọn lửa của lòng lửa của lòng yêu thương và niềm tin bất diệt. bởi thể, từ hình ảnh bếp lửa của nhà thơ chuyển sang ngọn lửa mang tính tượng trưng. Ngọn lửa ấy là ngọn lửa của niềm tin yêu, ngọn lửa của sự gắn kết giữa con người và quê hương đất nước. Từ đôi tay bà, cuộc sống hiện hình ấm no và hạnh phúc. Bà không chỉ dành tình yêu thương ấy cho cháu mà còn cho cả xóm làng thân thuộc trong hoàn cảnh cơ cực nhất:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Suốt bài thơ hình ảnh bếp lửa được nhắc hơn mười lần, hình ảnh người bà luôn đi đôi với bếp lửa. bếp lửa là tình bà ấm áp, là người bà giàu lòng yêu thương, bà là người phụ nữ việt nam muôn thở với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, bà nhóm bếp cũng là nhóm lên niềm vui, niềm hi vọng, nhóm lên tình yêu thương cho cháu. Chính vì thế đã cảm nhận được hình ảnh bếp lửa bình dị mà chứa đựng kì diệu, thiên liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!”. Bà không chỉ là một người nhóm lửa, giữ lửa mà là người truyền lửa. Ngọn lửa ấy là ngọn lửa của sự sống niềm tin cho thế hệ nối tiếp.
Hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu đi vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một phần của tâm hồn, có sức mạnh định hướng cho tư tưởng và lối sống. Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của cháu được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. Bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời.
- Kết bài:
“Bếp lửa” là bài thơ hay về nội dung và nghệ thuật. bài thơ giúp người đọc cảm nhận tình bà cháu sâu đậm, những gì thân thương nhất của tuổi thơ đều tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt chặng đường đời. Thành công của bài thơ không chỉ biểu cảm kết hơp tự sự mà còn là sự sáng tạo ra hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh con người bà, làm điểm tựu khơi gợi mọi kỹ niệm, cảm xúc về tình bà cháu tha thiết, sâu đậm… Bằng Việt cũng đã rất thành công khi tái hiện miền kí ức trong ánh sáng của của bếp lửa ấm và tình yêu thương của người bà hiền hậu. Ngọn lửa từ bàn tay bà nhóm lên sẽ còn cháy mãi trong dòng văn học. Hình ảnh bếp lửa kì lạ và thiêng liêng sẽ rọi bước cho mọi thế hệ con người bước tiếp đoạn đường mà dân tộc đã đi qua, đã kì vọng, đã mơ tưởng đến.