Nghị luận: biết “đốt lên ngọn lửa” hay “tự mình bùng cháy lên”.

biet-dot-len-ngon-lua-hay-tu-minh-bung-chay-len

Biết “đốt lên ngọn lửa” hay “tự mình bùng cháy lên”.

* Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích:

“Đốt lên ngọn lửa” là quá trình tạo ra lửa tự nhiên liệu bên ngoài. Hình ảnh gợi ý nghĩa ẩn dụ về sự chủ động khơi gợi nhiệt huyết, nhiệt tình của mọi người xung quanh, cùng họ tạo dựng một thế giới mới, nồng nhiệt và đầy ánh sáng.

“Tự mình bùng cháy lên” là quá trình tưu tỏa sáng bằng chính năng lực của mình. Hình ảnh gợi ý nghĩa ẩn dụ về việc con người, bằng cách sống tràn đầy nhiệt tình, sống hết mình, hi sinh cống hiến hết mình, tự tạo ra nguồn năng lượng có tác động mãnh liệt tới mọi người xung quanh, cùng họ thay đổi thế giới theo cách tích cực nhất.

2. Bàn luận:

– Hai vấn đề trên là hai hướng lựa chọn thái độ sống, cách sống trong cuộc đời.

+ Nếu chọn cách “đốt lên ngọn lửa”: đó là cách sống chủ động, tích cực, thiên về hướng ngoại, cách sống của những con người có khả năng tác động mạnh mẽ với cộng đồng thông qua nhiệt tình và năng lực tuyến truyền, khích lệ.

+ Nếu chọn cách “tự mình bùng cháy lên”: đó là cách sống chủ động, tích cực, sẵn sàng chấp nhận hi sinh kể cả những điều quý giá nhất vì lí tưởng, hoài bão cao quí đã lựa chọn, chính sự hi sinh hết mình ấy sẽ tạo ra nguồn năng lượng mãnh liệt giúp làm đổi thay thế giới.

+ Nếu ta chọn cả hai cách sống: đó sẽ là sự bổ sung toàn vẹn nhất khiến con người không chỉ sống hết mình, cống hiến hết mình, mà qua cách sống ấy, họ sẽ còn tác động tích cực tới tâm thế, hành động của cộng đồng, giúp thay đổi tích cực cộng đồng.

– Trong cuộc sống, cái xấu, cái ác, sự đói nghèo, lạc hậu… tồn tại dai dẳng trong cộng đồng, một phần vì tâm lí quen thuộc của nhiều người: hoặc vô cảm, thờ ơ, vô trách nhiệm: đó không phải việc của mình hoặc suy nghĩ bị quan: một mình mình không thể làm đổi thay thế giới hoặc ích kỉ, yếm thế: sẽ có lúc, có người làm việc đó…! Họ lười biếng, trì trệ không muốn tự mình đốt lửa, càng không dám cháy lên bởi sự hèn nhát, ích kỉ…

– Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, người đã đoạt giải Nobel về hòa bình năm 1964 cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Cần lên án không chỉ người xấu mà cả những “người tốt” im lặng, những “người tốt” thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm với cuộc đời.

– Tuy nhiên, dù đốt lửa hay tự cháy lên, con người cũng rất cần một tấm lòng nhân ái, rất cần có trí tuệ và lí trí tỉnh táo để xác định đúng và tin tưởng vào lí tưởng, hoài bão hướng tới, tránh sự mù quáng, mê muội hoặc áp đặt tàn nhẫn..

3. Bài học nhận thức và hành động:

– Cần sống nhiệt tình, mạnh mẽ, trách nhiệm những lí trí để góp phần thay đổi thế giới theo hướng tích cực nhân văn nhất.

Nghị luận: Hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ còn hơn chỉ ngồi nguyền rủa bóng tối

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận ý nghĩa hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.