»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường…” (Theo giòng – Thạch Lam)
Trong tập tiểu luận “Theo giòng”, nhà văn Thạch Lam lại đặt ra yêu cầu: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chỉnh ở chẽ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”
Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học vãn, em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Hướng dẫn làm bài:
1. Giải thích ý kiến.
– Với Thạch Lam, văn sĩ của những khoảnh khắc tâm lí nhẹ nhàng với giọng văn trữ tình tựa như cảm giác êm ái khi đứng “dưới bóng hoàng lan” lại khẳng định văn chương phải “phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật”. Làm được như thế, mỗi trang văn mới là một ‘‘tờ hoa ”quyến rũ lòng người, cho độc giả những kinh nghiệm nghệ thuật mới mẻ mà chỉ văn chương mới có thể trao ban, dành tặng với chức năng thẩm mĩ đặc trưng của nó”.
– Ý kiến trên nhấn mạnh khả năng phát hiện cái đẹp, thậm chí xem đó như là yếu tố quyết định đến giá trị tác phẩm. Điều này buộc chúng ta phải nhận thức lại về vấn đề chức năng của văn học trước bao la nẻo đường nghệ thuật đang mở ra nhiều lối rẽ.
2. Bàn luận, chứng minh.
+ Văn chương trước hết phải làm thỏa mãn các nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của con người. Việc phản ánh này thường có chọn lọc và gắn liền với quá trình điển hình hóa, tài năng sáng tạo của nghệ sĩ. Nhờ vậy, cái đẹp của đời sống khi đã được đưa vào nghệ thuật thì nó đẹp gấp bội.
+ Văn học phát huy tác dụng chức năng thẩm mĩ đối với con người bằng cách rèn luyện năng lực thẩm mỉ cho con người trên rất nhiều bình diện, làm cho cảm xúc thẩm mĩ của con người ngày một tinh tế.
+ Văn học rèn luyện năng khiếu thẩm mĩ. Tức là nghệ thuật tạo ra năng lực sáng tạo; đánh giá cái đẹp của con người; hun đúc cho con người khả năng cảm thụ tinh tế, đánh giá chính xác cái đẹp trong cuộc sống; hình thành cho con người một nhận thức sâu sắc về cái đẹp. Thưởng thức nghệ thuật đồng thời là sự tiếp nhận giáo dục về nghệ thuật. Tác phẩm văn chương đã cung cấp cho con người quan điểm thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ một cách sinh động và sâu sắc.
3. Chứng minh bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm.
– Từ việc cảm nhận các tác phẩm đã đọc mà chỉ ra tính đúng đắn của vấn đề đang giải quyết. Cảm nhận của học sinh cần chân thành, tinh tế, sâu sắc. Khuyến khích những bài viết cho thấy những phát hiện độc đáo của nhà văn đã thực sự gây ngạc nhiên, có sức tác động mạnh mẽ đến người làm bài.
4. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận.
+ Văn chương còn những chức năng khác đáng quan tâm: giáo dục – nhận thức – giải trí.
+ Văn chương không chỉ tái hiện mà còn phải nghiền ngẫm hiện thực, không chỉ phát hiện cái đẹp mà còn phải miêu tả, khắc họa những cái chưa đẹp để tạo cho người đọc cảm quan nghệ thuật phong phú, đa dạng.
+ Để thực hiện tốt nhất chức năng của văn học, nhà văn bên cạnh việc cần định hình một phong cách riêng còn cần nhiều yếu tố khác: quan điểm nghệ thuật đứng đắn, hướng đến độc giả, chú ý cả hai mặt nội dung và hình thức thể hiện…