»» Nội dung bài viết:
Hãy luôn sống trọn vẹn nhất
I. Mở bài:
– Hãy luôn sống trọn vẹn từng phút giây bởi cuộc đời con người vốn chỉ ngắn ngủi có vài chục năm, thời gian như thoi đưa, cuốn trôi hết tất cả, bao gồm cả thanh xuân của con người. Mấy mươi năm cuộc đời đã bỏ lỡ quá nhiều thứ, sống chưa trọn với ước mơ, chưa trọn với những người xung quanh và cả với chính bản thân mình. Ấy thế mà tuổi đã xế chiều, mắt đã mờ tay đã yếu, rồi người ta mới thở dài rút ra một điều rằng: Hãy sống cho trọn vẹn nhất!
II. Thân bài:
Thế nào là sống trọn vẹn?
+ Sống trọn vẹn là sống chân thật với bản thân, sống có ý nghĩa, cảm nhận được hạnh phúc.
+ Sống trọn vẹn nhất là sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời. Bên cạnh đó là việc chúng ta tận hưởng những niềm vui của cuộc sống, khám phá những màu sắc khác nhau của cuộc sống để khiến cho tâm hồn mình đa dạng hơn.
→ Ý nghĩa: Sống trọn vẹn để cuộc đời không còn gì tiếc nuối, không phải chán chường than thở vì bế tắc, vì quẩn quanh trong cái suy nghĩ mình đã sống một cách nhàm chán và hoang phí cỡ nào.
Biểu hiện của người sống trọn vẹn.
– Luôn đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó.
– Luôn giúp đỡ những người xung quanh, không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân.
– Biết chăm sóc bản thân, dành thời gian cho bản thân, những người thân yêu, biết được đâu là những thứ quan trọng trong cuộc sống của mình và giữ gìn, trân trọng chúng.
Vì sao cần phải sống trọn vẹn?
– Cuộc sống trọn vẹn có sự thống nhất giữa thể xác và tâm hồn, khi con người ta sống được là những gì mình yêu thích, có lý tưởng, có ước mơ, có cái “tôi” cá nhân, mà không ai có thể chi phối và khống chế được.
– Cuộc sống trọn vẹn giúp chúng ta không lãng phí thời gian vào những trò vô bổ, thay vào đó, họ chọn cách nuôi dưỡng và lấp đầy tâm hồn bằng cách trau dồi, tu dưỡng đạo đức một cách tích cực, đọc nhiều, nghe nhiều, nhìn nhiều, mở lòng nhiều hơn.
– Sống trọn vẹn giúp cho chúng ta cảm nhận được sự hạnh phúc và vui vẻ xuất phát từ chính tâm hồn, không phải băn khoăn day dứt vì bản thân làm trái với suy nghĩ, với con tim, thể xác và tâm hồn không phải gồng lên để tranh đấu, bạn có thể hoàn toàn vui vẻ với cuộc sống mà chẳng có gì phải phiền não, mệt mỏi.
– Sống trọn vẹn giúp cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn, tận hưởng được vẻ đẹp của cuộc sống, tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích.
Cần làm gì để có một cuộc sống trọn vẹn?
– Phấn đấu nỗ lực hết mình vì đam mê, lý tưởng không có nghĩa là gạt bỏ mọi điều tốt đẹp khác trong cuộc sống sang một bên, có lao động thì phải có tận hưởng, nếu không khi đã già yếu, gần đất xa trời mới phát hiện ra bản thân mình thiếu thốn đến nhường nào thì đã muộn lắm rồi.
– Cuộc sống trọn vẹn giúp chúng ta biết cách để tận hưởng cuộc sống, học cách yêu thương nhiều hơn.
Phê phán, mở rộng.
– Người biết sống trọn vẹn sẽ giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh và lược mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo.
– Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác. Lại có những người tuy sống nhưng không biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống mà chỉ ủ rũ, buồn rầu,… những người này sẽ không có được cuộc sống trọn vẹn.
III. Kết bài:
– Hãy sống là chính bản thân mình, thích thì nói là thích, ghét thì cứ mạnh dạn bày tỏ, nghiêm túc với ước mơ, phấn đấu hết mình vì lý tưởng, yêu trọn con tim, dành những tình cảm ấm áp nhất cho những người quan trọng nhất, miễn đừng làm tổn thương người khác là được.
– Đó mới thực sự là sống, sống trọn vẹn một cuộc đời không nuối tiếc, mà chỉ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Bài văn tham khảo 1:
Bài văn tham khảo:
- Mở bài:
Mỗi con người chỉ được sinh ra và sống duy nhất một lần trên đời, chúng ta không có quyền “đặt vé” trước cho cuộc sống của mình, mà chúng ta chỉ có thể cố gắng tạo ra cho mình một cuộc sống tốt nhất, như mong đợi nhất, có rất nhiều cách sống, nhưng ai trên đời này cũng luôn muốn sống một đời sung túc, viên mãn, ai cũng luôn đặt ra mục tiêu, hãy sống ý nghĩa nhất, hãy luôn sống trọn vẹn nhất.
- Thân bài:
Đời người như một cái cây đầy trồi xanh và quả non, ấp ủ rất nhiều ước mơ, khát vọng, sống trọn một đời chỉ nên luôn cố gắng làm cho những trồi xanh, trái non đó trở thành hoa thơm quả ngọt, ấy mới là cuộc sống trọn vẹn. Chúng ta ai cũng muốn sống một đời trọn vẹn và ý nghĩa. Thế nhưng, “sống trọn vẹn” là sống như thế nào?
Sống trọn vẹn là gì?
“Trọn vẹn” là đầy đủ không thừa cũng không thiếu. “Sống trọn vẹn” là cuộc sống được viên mãn về mọi thứ, là cuộc sống mà khi con người ta được là chính bản thân mình, tự tạo ra tự hưởng cuộc sống của mình. “Hãy luôn sống trọn vẹn nhất”, là lời khuyên giá trị hướng con người đến cuộc sống ý nghĩa và ý nghĩa bởi chỉ khi ta được sống đúng với chính mình, làm những điều mình yêu, bỏ những thứ mình ghét. Câu nói đã để lại cho chúng ta những suy ngẫm về quan niệm sống ở đời.
Sống trọn vẹn là sống như thế nào?
Hãy tưởng tượng chúng ta đang sống trong cuộc sống bế tắc, trở ngại, ta không thể làm những điều mình muốn, giả vờ yêu thương những điều mình ghét, trước mặt mọi người là một sắc thái nhưng khi chỉ còn một mình lại mang một sắc thái khác, hoặc cuộc sống của ta phải nghe theo ai đó, bị người khác điều khiển. Như vậy cuộc sống có còn màu sắc, có còn ý nghĩa không? Vì thế sống trọn vẹn nhất là khi ta được sống với chính bản thân mình.
Con người có kết cấu “cái bên trong”, và “cái bên ngoài”, hay nói cách khác là suy nghĩ nhận thức và thái độ hành động kết hợp lai tạo thành một bản thể. “Người luôn sống trọn vẹn”, là người sống thành thật với chính mình, là người có sự thống nhất giữa suy nghĩ nhận thức và hành động của mình. Sống thật với chính mình là khi ta làm những điều mình muốn, loại bỏ thứ mình ghét, cử chỉ, hành động đúng với cá tính của mình. Wiliam Artheer Ward từng nói: “Có một điều mà ta có thể làm được tốt hơn bất cứ ai khác, chúng ta có thể là chính mình”.
Hãy luôn là chính mình sống thật với hoàn cảnh, tính cách của mình. Bởi không ai có thể hiểu bản thân ta như chính ta cả, cũng không ai có thể sống thay cuộc sống của mình nên tự bản thân mình biết mình muốn gì, cần gì? nếu không đủ bản lĩnh và lòng tin để sống thật, thì ta cũng dễ bị đánh mất bản thân mình, ảo tưởng mình là một người khác, sống cuộc sống của người khác, mặc dù biết sự thật không phải như ta đang thể hiện cho mọi người thấy, nhưng ta vẫn cố làm. Những điều, những người ta không ưa, ta vẫn tỏ ra yêu quý, thân ái. Khi làm những điều như vậy bản thân sẽ chẳng được thoải mái, mãn nguyện. Sống mà lúc nào cũng giả tạo với thiên hạ không là chính mình thâm tâm mình không bình phẳng, chẳng phải hoài phí một đời sao?
Chúng ta nên sống thật với bản thân, sống là chính mình trong mọi hoàn cảnh như thế mới có thể hướng đến một đời trọn vẹn. Ralph waldo Emerson từng nói: “sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành một người khác, là thành tựu lớn nhất”, và giá trị của thành tựu này đó là ta được hưởng một cuộc sống trọn vẹn. Sống thật với bản thân mình ta sẽ luôn tự tin thể hiện cá tính không phải lo lắng, sợ người khác thấy được bộ mặt thật của mình.
Khi ta tự tin với chính mình, ta làm chủ được cuộc sống làm những điều mình muốn, thỏa sức với sở thích và đam mê mà không quan tâm người ngoài ý kiến thế nào. Bởi đó là đam mê, sở thích của mình. Có sống thật với đam mê thì ta mới cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, hoàn cảnh là thứ ta nên cần chấp nhận và cố gắng vượt qua, giải quyết mọi khó khăn trong hoàn cảnh theo suy nghĩ, nhận thức của bản thân sẽ giúp ta trở thành con người chủ động và được người khác tin tưởng, tôn trọng ta, thêm yêu và thêm nhiệt tình với cuộc sống hơn.
Phê phán.
Trong cuộc sống có rất nhiều người sống thật với bản thân mình, luôn cố gắng sống một đời ý nghĩa. Nhưng trái lại cũng có những người không tạo nên cuộc sống đúng nghĩa cho bản thân mình, đó là những người có lối sống giả, không đúng với cá tính, vì một lý do mục đích nào đó mà họ biến mình thành con người khác với bản chất. Họ nhận thức một đằng nhưng lại làm những điều trái lại với điều họ biết hoặc có thể là những người khoe khoang, những kẻ nịnh bợ, những người sống ảo tưởng so với sự thật của mình. Những người giả tạo nói những điều mình không cho là đúng.
Mặt khác chúng ta nên sống thật với bản thân là chính mình, nhưng cũng không nên thái quá khiến người khác khó chịu, tự biến mình thành kẻ cố chấp, bảo thủ khi chỉ thực hiện theo suy nghĩ của mình. Họ quan tâm tập thể hoặc thể hiện cá tính “nổi loạn”, theo chiều hướng tiêu cực như cách ăn mặc, nói năng đi ngược lại mỹ quan của xã hội, thời thế, đó là những người, những việc làm đáng bị phê phán, loại bỏ.
Bài học nhận thức và hành động:
Luôn biết sống trọn vẹn nhất giúp ta suy ngẫm về một lối sống ở đời, qua đó ta rút ra bài học cần phát huy những việc tốt, để hướng đến một cuộc sống trọn vẹn và loại bỏ những điều tiêu cực, cần có suy nghĩ nhận thức đúng đắn và tự tin sống thật với bản thân mình. Là một người trẻ chúng ta đừng ngần ngại thể hiện bản thân, sống có lý tưởng, có chứng kiến, yêu thương bản thân và mọi người xung quanh. Có như vậy ta mới có thể trở thành người có ích cho xã hội.
- Kết bài:
Không vì lí do gì bạn phải lãng phí thời gian để sống bằng cuộc đời của người khác. Hãy luôn là chính mình. Hãy luôn sống trọn vẹn nhất. Hãy yêu thương bản thân vô điều kiện như là bạn yêu những người thân thiết với mình bất chấp khuyết điểm của họ. Yêu bản thân mình chúng ta hãy cố gắng tạo nên một cuộc sống trọn vẹn, sống là chính mình như: Pe Seuss đã từng nói “Hãy là chính mình và nói điều bạn muốn nói”.
Bài văn tham khảo 2:
- Mở bài:
Cuộc đời con người vốn chỉ ngắn ngủi có vài chục năm, thời gian như thoi đưa, cuốn trôi hết tất cả, bao gồm cả thanh xuân của con người. Điều đó dễ khiến người ta phải tiếc nuối, phải hoài niệm về những gì đã qua đi không lấy lại được. Mấy mươi năm cuộc đời đã bỏ lỡ quá nhiều thứ, sống chưa trọn với ước mơ, chưa trọn với những người xung quanh và cả với chính bản thân mình. Ấy thế mà tuổi đã xế chiều, mắt đã mờ tay đã yếu, rồi người ta mới thở dài rút ra một điều rằng: Hãy sống cho trọn vẹn nhất!
- Thân bài:
Sống trọn vẹn là thế nào, sống là sống thôi cớ sao còn thêm chữ trọn vẹn? Trọn vẹn ở đây ý muốn chỉ sự toàn vẹn, thống nhất giữa thể xác và tâm hồn, khi con người ta sống được là những gì mình yêu thích, có lý tưởng, có ước mơ, có cái “tôi” cá nhân, mà không ai có thể chi phối và khống chế được. Sống một cách thẳng thắn, chân thành luôn nỗ lực hết mình, sống đúng với bản chất của bản thân, lao động một cách tích cực, không phải ép mình làm những chuyện mà chúng ta không hề muốn. Đó đã là sống toàn vẹn rồi.
Thêm nữa sống trọn vẹn còn là cách con người ta tận dụng quỹ thời gian của bản thân một cách hợp lý, không lãng phí vào những trò vô bổ, thay vào đó họ chọn cách nuôi dưỡng và lấp đầy tâm hồn bằng cách trau dồi và tu dưỡng đạo đức một cách tích cực, đọc nhiều sách, lắng nghe nhiều hơn, cũng biết cách bày tỏ tâm tư của bản thân, đầu tư cho bản thân được nhìn nhiều hơn bằng cách đi thăm thú đây đó, mở rộng cánh cửa tâm hồn. Sống trọn vẹn cũng là cách người ta chăm sóc và chu toàn cho bản thân, biết bảo vệ chính bản thân mình khỏi những bệnh tật, sống điều độ, ăn uống một cách khoa học; biết cách để tận hưởng cuộc sống, học cách yêu thương, quan tâm những người thân trong gia đình, giúp đỡ bạn bè vượt qua mọi khó khăn hoạn nạn; mạnh dạn đắm say với tình yêu đôi lứa, mạnh dạn nhận lấy những tổn thương và kinh nghiệm từ những cuộc tình tan vỡ ấy. Đó là cách để ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Sống trọn vẹn để cuộc đời không còn gì tiếc nuối, không phải chán chường than thở vì bế tắc, vì quẩn quanh trong cái suy nghĩ mình đã sống một cách nhàm chán và hoang phí cỡ nào.
Sống trọn vẹn giúp cho chúng ta cảm nhận được sự hạnh phúc và vui vẻ xuất phát từ chính tâm hồn, không phải băn khoăn day dứt vì bản thân làm trái với suy nghĩ, với con tim. Tôi từng nghe một câu thể hiện gần như hết cái lối sống trọn vẹn ấy rằng: “Bất kể bạn học chuyên ngành gì, nhất định khi tìm việc phải tìm 1 công việc mình yêu thích. Như vậy bạn mới có thể vui vẻ từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối được. Thêm nữa, hãy tìm một người bạn yêu để ở bên cạnh người đó, như vậy bạn mới có thể hạnh phúc từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Đó chính là cuộc sống!”.
Như vậy một khi chọn được những thứ phù hợp, ta được sống theo đúng với những gì mà mình mong đợi, thể xác và tâm hồn không phải gồng lên để tranh đấu, bạn có thể hoàn toàn vui vẻ với cuộc sống mà chẳng có gì phải phiền não, mệt mỏi. Ngược lại, những con người giữa thể xác và tâm hồn, giữa con tim và lý trí không hề có sự thống nhất và hòa hợp, thì sẽ luôn phải gồng mình chịu đựng sự tranh đấu không ngừng giữa con tim và lý, luôn cảm thấy cuộc sống mệt mỏi, áp lực và nhàm chán.
Ví dụ như có người thích công việc này nhưng vì tiền lương công việc kia cao hơn, thế là cắn răng chấp nhận hàng ngày, hàng tháng thậm chí là cả đời làm một việc mà mình không thích. Có người luôn sống một cách mà tôi hay gọi là “chấp nhận” số phận, họ không hề có ý chí vươn lên, thay đổi bản thân, thay đổi cuộc sống, cứ chấp nhận chịu đựng cái số phận khốn khổ ấy, nghèo vẫn hoàn nghèo, khổ vẫn hoàn khổ, chán nản lại càng thêm chán nản, thế là tồn tại lay lắt chứ không phải cuộc sống đúng nghĩa nữa rồi. Lại có người nghĩ một kiểu nhưng lời ra miệng lại một kiểu khác, rõ ràng chẳng mấy ưa người đối diện, nhưng vẫn xởi lởi, nịnh hót, làm ra vẻ thân thiết thật lòng, không biết rằng làm như vậy về nhà suy nghĩ lại họ sẽ có cảm giác như thế nào.
Đáng sợ hơn là những người “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, ngoài mặt tỏ ra hiền lành, nhưng lại ngấm ngầm chơi xấu sau lưng người khác, kiểu người này là đáng ghê tởm nhất. Sống mà một bụng mưu mô tính toán, suốt ngày nghĩ cách sống sao cho vừa lòng tất cả mọi người trong thiên hạ, thử hỏi lúc nào là bạn sống cho bản thân mình? Cuộc đời mà bị phân năm xẻ bảy cho những thứ không đâu ấy, có phải rất mệt mỏi không? Thế rồi có người cả đời chỉ lao đầu vào làm việc bất kể đêm ngày, chẳng có thú vui nào khác, cuộc sống toàn là những con số, những dòng chữ chằng chịt, họ gạt gia đình, bạn bè qua một bên, để rồi cuối cùng nhìn lại họ đã tự tay gạt mình ra khỏi cuộc sống, tự đưa mình vào cô độc, thật sự rất đau khổ. Hãy nhớ rằng phấn đấu nỗ lực hết mình vì đam mê, lý tưởng không có nghĩa là gạt bỏ mọi điều tốt đẹp khác trong cuộc sống sang bên, có lao động thì phải có tận hưởng, nếu không khi đã già yếu, gần đất xa trời mới phát hiện ra bản thân mình thiếu thốn đến nhường nào thì đã muộn lắm rồi.
- Mở bài:
Đời người không dài không ngắn, nhưng có hạn mức, chúng ta không nên sống một cuộc đời mà mình luôn phải gồng lên để chịu đựng, phải đóng vai những người hoàn mỹ tuyệt vời trong mắt người khác. Hãy sống là chính bản thân mình, thích thì nó là thích, ghét thì cứ mạnh dạn bày tỏ, nghiêm túc với ước mơ, phấn đấu hết mình vì lý tưởng, yêu trọn con tim, dành những tình cảm ấm áp nhất cho những người quan trọng nhất, miễn đừng làm tổn thương người khác là được. Đó mới thực sự là sống, sống trọn vẹn một cuộc đời không nuối tiếc, mà chỉ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Bài văn tham khảo 3:
- Mở bài:
Có người nói: “Con người không thể chọn cho mình cách sinh ra nhưng có thể chọn cho mình cách sống”. Và có lẽ, cách sống ý nghĩa nhất mà chúng ta nên chọn chính là luôn sống trọn vẹn.
- Thân bài:
Thực chất, sống trọn vẹn chính là sống hết mình, sống hạnh phúc và không hối hận. Lối sống này được thể hiện ở việc biết tận dụng mọi cơ hội trong đời, sống chân thật với bản thân, hành động có mục tiêu, biết mơ ước, không ngại va chạm với khó khăn, trân trọng thời gian và sức khỏe,…
Việc sống trọn vẹn có rất nhiều ý nghĩa, mang lại cho con người những giá trị tíhc cực. Vốn dĩ, sự sống của con người là hữu hạn. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân lại càng chóng tàn nên ta sống trọn tròng từng khoảnh khắc. Nhờ sống trọn vẹn, tâm hồn con người trở nên vui tươi và thoải mái. Giữa xã hội hiện đại xô bồ, ta vẫn xác định được hướng đi của bản thân mà không bị những vật chất tầm thường cám dỗ. Từ đó mà cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn.
Sống trọn vẹn còn bồi đắp cho ta sự kiên cường, tinh thần lạc quan, tính chăm chỉ, lòng hướng thiện,… Nó dạy ta yêu thương chính mình và những người xung quanh, khiến ta ý thức sâu sắc về trách nhiệm cảu bản thân đối với cộng đồng. Thay vì hoang mang về tương lai hay hối tiếc quá khứ, con người biết tập trung vào hiện tại. Không có một công thức nhất định nào cho thành công nhưng chắc chắn, những người thành công đều biết trân trọng thực tại và sống hết mình mỗi ngày.
Hiện nay, xã hội vẫn tồn tại một bộ phận sống ích kỉ, thờ ơ với mọi biến động của xã hội. Lại có những người sống quẩn quanh, tù túng, cổ hủ hoặc mơ mộng hão huyền mà lại lười lao động. Đây là những hành vi đi ngược lại với việc sống trọn vẹn. Những cách sống này gây hại cho con người nên cần bài trừ nghiêm khắc.
- Kết bài:
Để có thể sống trọn vẹn, mỗi người hãy dành thời gian tìm kiếm đam mê, sống gần gũi với thiên nhiên, yêu thương người thân, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân,… Hãy nhớ rằng: “Sứ mệnh chân chính của con người là sống chứ không phải tồn tại”.
Bài văn tham khảo 4:
- Mở bài:
Mỗi người có một lần để sống, lựa chọn cách sống như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân ta. Hãy sống một cách thật trọn vẹn để thấy cuộc đời thật tươi đẹp.
- Thân bài:
Sống trọn vẹn nhất là việc ta sống trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc đời, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên, khám phá những màu sắc khác nhau để khiến cho tâm hồn mình đa dạng hơn. Bên cạnh đó, sống trọn vẹn còn là việc ta sống chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời.
Người biết sống trọn vẹn là những người biết đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó; biết chăm sóc bản thân, dành thời gian cho bản thân, những người thân yêu, biết được đâu là những thứ quan trọng trong cuộc sống của mình và giữ gìn, trân trọng chúng. Họ cũng là những người luôn giúp đỡ những người xung quanh, không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân. Việc sống trọn vẹn mang lại cho con người nhiều lợi ích và ý nghĩa lớn lao, nó khiến cho mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, khi ta biết tận hưởng được vẻ đẹp của cuộc sống, ta tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích.
Sống trọn bẹn giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và giá trị của cuộc đời, từ đó đem sức minh giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh và được mọi người yêu quý, tôn trọng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác. Lại có những người tuy sống nhưng không biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống mà chỉ ủ rũ, buồn rầu,… những người này sẽ không có được cuộc sống trọn vẹn và cần thay đổi bản thân, thay đổi cách sống để sống trọn vẹn hơn.
- Kết bài:
Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, ta còn một quãng đường đời rất dài phía trước nên hãy nỗ lực vươn lên, hoàn thiện bản thân để trưởng thành hơn, cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.
Bài văn tham khảo 5:
- Mở bài:
Bạn có bao giờ hối tiếc về bất cứ điều gì đã qua không? Chắc hẳn mỗi người sẽ có một điều hối tiếc riêng, nếu chúng ta không muốn lặp lại những điều đó ở tương lai thì cần cố gắng sống trọn vẹn nhất ngay từ hôm sau.
- Thân bài:
Sống trọn vẹn nhất là sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời.
Bên cạnh đó là việc chúng ta tận hưởng những niềm vui của cuộc sống, khám phá những màu sắc khác nhau của cuộc sống để khiến cho tâm hồn mình đa dạng hơn. Việc sống trọn vẹn nhất đầu tiên sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, ta sẽ tận hưởng được vẻ đẹp của cuộc sống, tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích.
Người sống trọn vẹn là những người sống hết mình, sống có ích, cống hiến được những điều tốt đẹp giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh. Bên cạnh đó, việc sống trọn vẹn, lan tỏa tình yêu thương, phẩm chất tốt đẹp sẽ khiến ta được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo.
Để sống trọn vẹn nhất chúng ta cần biết đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó. Ngoài ra, chúng ta cũng cần sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh mà không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân. Hơn nữa, ta cũng cần biết chăm sóc bản thân, dành thời gian cho bản thân, những người thân yêu, biết được đâu là những thứ quan trọng trong cuộc sống của mình và giữ gìn, trân trọng chúng.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác. Lại có những người tuy sống nhưng không biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống mà chỉ ủ rũ, buồn rầu,… những người này sẽ không có được cuộc sống trọn vẹn và cần sửa đổi bản thân nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Kết bài:
Một lần được sống, ta hãy sống thật trọn vẹn, làm một người có ích cho xã hội và để bản thân tự hào về chính mình.
Bài văn tham khảo 6:
- Mở bài:
Mỗi con người chỉ được sinh ra và sống duy nhất một lần trên đời, chúng ta không biết trước cuộc sống của mình, mà chúng ta chỉ có thể cố gắng tạo ra cho mình một cuộc sống tốt nhất, như mong đợi nhất, có rất nhiều cách sống, nhưng ai trên đời này cũng luôn muốn sống một đời sung túc, viên mãn, ai cũng luôn đặt ra mục tiêu, hãy sống ý nghĩa nhất, hãy sống trọn vẹn nhất.
- Thân bài:
Đời người như một cái cây đầy trồi xanh và quả non, ấp ủ rất nhiều ước mơ, khát vọng, sống trọn một đời chỉ nên luôn cố gắng làm cho những trồi xanh, trái non đó trở thành hoa thơm quả ngọt, ấy mới là cuộc sống trọn vẹn.
“Trọn vẹn”, là đầy đủ không thừa cũng không thiếu, sống trọn vẹn là cuộc sống được viên mãn về mọi thứ, là cuộc sống mà khi con người ta được là chính bản thân mình, tự tạo ra tự hưởng cuộc sống của mình. “Hãy sống trọn vẹn nhất”, là lời khuyên giá trị hướng con người đến cuộc sống ý nghĩa và ý nghĩa chỉ khi ta được sống đúng với chính mình, làm những điều mình yêu, bỏ những thứ mình ghét. Câu nói đã để lại cho chúng ta những suy ngẫm về quan niệm sống ở đời.
Chúng ta ai cũng muốn sống một đời trọn vẹn, “sống trọn vẹn” là sống như thế nào? hãy tưởng tượng chúng ta đang sống trong cuộc sống bế tắc, trở ngại, ta không thể làm những điều mình muốn, giả vờ yêu thương những điều mình ghét, trước mặt mọi người là một sắc thái nhưng khi chỉ còn một mình lại mang một sắc thái khác, hoặc cuộc sống của ta phải nghe theo ai đó, bị người khác điều khiển. Như vậy cuộc sống có còn màu sắc, có còn ý nghĩa không? vì thế sống trọn vẹn nhất là khi ta được sống với chính bản thân mình.
Người sống trọn vẹn là người sống thành thật với chính mình, là người có sự thống nhất giữa suy nghĩ nhận thức và hành động của mình. Sống thật với chính mình là khi ta làm những điều mình muốn, loại bỏ thứ mình ghét, cử chỉ, hành động đúng với cá tính của mình.
Wiliam Artheer Ward từng nói: “Có một điều mà ta có thể làm được tốt hơn bất cứ ai khác, chúng ta có thể là chính mình”. Là chính mình sống thật với hoàn cảnh, tính cách của mình. Bởi không ai có thể hiểu bản thân ta như chính ta cả, cũng không ai có thể sống thay cuộc sống của mình nên tự bản thân mình biết mình muốn gì, cần gì? nếu không đủ bản lĩnh và lòng tin để sống thật, thì ta cũng dễ bị đánh mất bản thân mình, ảo tưởng mình là một người khác, sống cuộc sống của người khác, mặc dù biết sự thật không phải như ta đang thể hiện cho mọi người thấy, nhưng ta vẫn cố làm. Những điều, những người ta không ưa, ta vẫn tỏ ra yêu quý, thân ái. Khi làm những điều như vậy bản thân sẽ chẳng được thoải mái, mãn nguyện. Sống mà lúc nào cũng giả tạo với thiên hạ không là chính mình thâm tâm mình không bình phẳng, chẳng phải hoài phí một đời sao?
Chúng ta nên sống thật với bản thân, sống là chính mình trong mọi hoàn cảnh như thế mới có thể hướng đến một đời trọn vẹn. Ralph waldo Emerson từng nói: “sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành một người khác, là thành tựu lớn nhất”, và giá trị của thành tựu này đó là ta được hưởng một cuộc sống trọn vẹn. Sống thật với bản thân mình ta sẽ luôn tự tin thể hiện cá tính không phải lo lắng, sợ người khác thấy được bộ mặt thật của mình. Khi ta tự tin với chính mình, ta làm chủ được cuộc sống làm những điều mình muốn, thỏa sức với sở thích và đam mê mà không quan tâm người ngoài ý kiến thế nào. Bởi đó là đam mê, sở thích của mình. Có sống thật với đam mê thì ta mới cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, hoàn cảnh là thứ ta nên cần chấp nhận và cố gắng vượt qua, giải quyết mọi khó khăn trong hoàn cảnh theo suy nghĩ, nhận thức của bản thân sẽ giúp ta trở thành con người chủ động và được người khác tin tưởng, tôn trọng ta, thêm yêu và thêm nhiệt tình với cuộc sống hơn.
Trong cuộc sống có rất nhiều người sống thật với bản thân mình, luôn cố gắng sống một đời ý nghĩa. Nhưng trái lại cũng có những người không tạo nên cuộc sống đúng nghĩa cho bản thân mình, đó là những người có lối sống giả, không đúng với cá tính, vì một lý do mục đích nào đó mà họ biến mình thành con người khác với bản chất, họ nhận thức một đằng nhưng lại làm những điều trái lại với điều họ biết hoặc có thể là những người khoe khoang, những kẻ nịnh bợ, những người sống ảo tưởng so với sự thật của mình, những người giả tạo nói những điều mình không cho là đúng.
Mặt khác chúng ta nên sống thật với bản thân là chính mình, nhưng cũng không nên thái quá khiến người khác khó chịu, tự biến mình thành kẻ cố chấp, bảo thủ khi chỉ thực hiện theo suy nghĩ của mình. Họ quan tâm tập thể hoặc thể hiện cá tính “nổi loạn”, theo chiều hướng tiêu cực như cách ăn mặc, nói năng đi ngược lại mỹ quan của xã hội, thời thế, đó là những người, những việc làm đáng bị phê phán, loại bỏ.
“Hãy sống trọn vẹn nhất”, câu nói giúp ta suy ngẫm về một lối sống ở đời, qua đó ta rút ra bài học cần phát huy những việc tốt, để hướng đến một cuộc sống trọn vẹn và loại bỏ những điều tiêu cực, cần có suy nghĩ nhận thức đúng đắn và tự tin sống thật với bản thân mình. Là một người trẻ chúng ta đừng ngần ngại thể hiện bản thân, sống có lý tưởng, có chứng kiến, yêu thương bản thân và mọi người xung quanh. Có như vậy ta mới có thể trở thành người có ích cho xã hội.
- Kết bài:
Les Bronn, nói rằng “hãy yêu thương bản thân vô điều kiện như là bạn yêu những người thân thiết với mình bất chấp khuyết điểm của họ”, yêu bản thân mình chúng ta hãy cố gắng tạo nên một cuộc sống trọn vẹn, sống là chính mình như: Pe seuss đã từng nói “Hãy là chính mình và nói điều bạn muốn nói”.
Xem thêm: