suy-nghi-tho-la-hien-thuc-tho-la-cuoc-doi-tho-con-la-tho-nua-xuan-dieu

Suy nghĩ: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa (Xuân Diệu)

Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


Hướng dẫn làm bài:

I. Mở bài:

– Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” (Xuân Diệu)

– Giới thiệu bài thơ Tự tình (Hồ Xuan Hương) và vấn đề nghị luận.

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định.

“Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời”: Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con người. Thơ ca phải hướng tới cuộc đời, con người chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống.

“Thơ còn là thơ nữa”: Nếu chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn thuần thì thơ không phải là thơ. Thơ phải mang những đặc trưng riêng về nội dung lẫn hình thức.

+ Đặc trưng về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; chất thơ của thơ…

+ Đặc trưng về hình thức: Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc biệt, biểu hiện bằng biểu tượng; ngôn từ lạ hoá, giàu nhạc tính…

 Đây là nhận định đúng, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định một tác phẩm thơ đích thực. Một tác phẩm thơ có giá trị phải là một tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc sống nhưng đã được nghệ thuật hoá về nội dung lẫn hình thức.

2. Phân tích bài thơ “Tự tình” (bài II) để làm sáng tỏ nhận định.

– Bài thơ “Tự tình” ra đời từ bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương, cũng là bi kịch của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ, không được tự do quyết định hạnh phúc của chính mình. Đó là nỗi cô đơn, đau khổ, có khi dũng cảm vươn lên nhưng cuối cùng cũng đành bất lực. Mặc dù bắt nguồn từ số phận cá nhân nhưng tình cảm trong bài thơ lại mang tính phổ quát, là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp.

+ Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ một chòi canh xa vọng đến, những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm.

+ Bài thơ thể hiện được cá tính riêng của tác giả: cái tôi mạnh mẽ, ý thức phản kháng, chống đối số phận. Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt, sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên.

 Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình.

– Chiều sâu của bài thơ không bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó nằm ở tầng sâu của tác phẩm. Người đọc phải có sự đồng cảm, có cảm nhận tinh tế mới phát hiện được.

– Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa: Trơ; cái hồng nhan, vầng trăng bóng xế, xuân…

+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ, điệp, đối, ẩn dụ…

+ Sử dụng động từ mạnh, cách ngắt nhịp mới mẻ, giọng điệu thơ đa dạng…

III. Kết bài:

– Khẳng định ý kiến của Xuân Diệu là đúng đắn và sâu sắc.

– “Tự tình” (II) là một bài thơ hay, bộc lộ rõ tài năng và phong cách Hồ Xuân Hương.


Tham khảo:

1. Giải thích nhận định: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.

Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con người. Thơ là cuộc đời Thơ ca phải hướng tới cuộc đời và con người chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống. Nếu thơ chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn thuần thì thơ không phải là thơ, thơ còn là thơ nữa. Thơ phải mang những đặc trưng riêng về nội dung lẫn hình thức

Về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; chất thơ của thơ

Về hình thức: Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc biệt, biểu hiện bằng biểu tượng; ngôn từ lạ hoá, giàu nhạc tính… Cần chỉ rõ: đây là nhận định đúng, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định một tác phẩm thơ đích thực. Một tác phẩm thơ có giá trị phải là một tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc sống nhưng đã được nghệ thuật hoá về nội dung lẫn hình thức.

2. Làm rõ ý kiến qua bài thơ bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.

Tự tình (bài II) là bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương, cũng là bi kịch của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ, không được tự do quyết định hạnh phúc của chính mình.Học sinh cần phân tích để thấy được bi kịch cá nhân trong bài thơ được thể hiện một cách mãnh liệt và sâu sắc. Đó là nỗi cô đơn, đau khổ, có khi dũng cảm vươn lên nhưng cuối cùng cũng đành bất lực. Mặc dù bắt nguồn từ số phận cá nhân nhưng tình cảm trong bài thơ lại mang tính phổ quát, là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp.

Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ một chòi canh xa vọng đến, những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.

Bài thơ Tự tình thể hiện được cá tính riêng của tác giả.

– Cái tôi mạnh mẽ, ý thức phản kháng, chống đối số phận.Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt, sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên.

Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Chiều sâu của bài thơ không bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó nằm ở tầng sâu của tác phẩm. Người đọc phải có sự đồng cảm, có cảm nhận tinh tế mới phát hiện được

Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả.

 Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa: “Trơ cái hồng nhan”, “vầng trăng bóng xế”, “xuân”… Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu 2, câu 5 và câu 6, hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang,…) để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng.

Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa. Bài thơ Tự tình II rõ ràng là hiện thực của nỗi thương mình của người phụ nữ trong cô đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân; là thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Ý kiến của Xuân Diệu là đúng đắn và sâu sắc. Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vựợt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang