Suy nghĩ về bài học từ câu chuyện bắt chước Tây Thi của Đông Thi
Đề bài:
Nước Việt thời Xuân Thu, có một cô gái tuyệt tên Tây Thi, nhất cử nhất động của nàng vô cùng duyên dáng. Mỗi lần Tây Thi đau ôm có thói quen lấy tay ôm ngực, đôi chân mày nhăn lại trông càng say đắm lòng người. Vì thế, người trong vùng lưu truyền thành ngữ là bệnh Tây Thỉ, ám chỉ người đẹp thì cử chỉ nào cũng đẹp.
Thôn gần đó, có cô gái tên là Đông Thi dáng hình xấu xí. Cô ta biết chuyện, tìm đến bắt chước cử chỉ của Tây Thỉ. Sau khi bắt chước tây Thi đã thành thạo, Đông Thi mới trở về nhà. Một hôm, muốn cho trai làng chú ý, Đông Thi giả bệnh, vừa kêu rên, vừa nhăn chân mày và lấy tay ôm ngực. Mấy chàng trai làng nghe tin vội đền thăm. Đông Thì ngày thường đã xấu, nay trông càng tệ hơn, mấy chàng trai vội lảng ra xa và che miệng cười khiến Đông Thi vô cùng xấu hổ.
(Trích Thuật sống của người Trung Hoa, NXB Giáo dục, tr. 95 – 96)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về vấn đề rút ra từ câu chuyện trên.
Gợi ý làm bài:
Giải thích vấn đề:
Bắt chước là làm theo, làm cho giống người khác về mặt hình thể, hành động hay thái độ, cảm xúc một cách rập khuôn, máy móc.
Câu chuyện trên kể về hành động thiếu suy nghĩ của Đông Thi: vì muốn được chú ý nên đã cố gắng học sao cho giống Tây Thi, kết quả là chi làm trò cười cho mọi người. Từ đó, câu chuyện đặt ra vấn đề: sự bắt chước dù ở bất kì binh thức và mức độ nào vẫn rất đáng chê trách.
Bàn luận vấn đề:
Hình thể, hành vi, thái độ của người khác không phải luôn luôn hoàn hảo, luôn luôn chính xác, đôi khi nó chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh của họ. Nếu chúng ta cố bắt chước họ thiếu cân nhắc sẽ phạm phải những sai lầm.
Đa số mọi người đều nhìn nhận sự sao chép, bắt chước như là một hành động trí tuệ ở mức thấp, là một cách ứng xử thụ động thiếu suy nghĩ và người bắt chước phải hổ thẹn vì việc làm này của mình. Thậm chí sự bắt chước ý tưởng, sao chép phát minh của người khác còn bị xem là hành vi ăn cắp rất thô thiển và bỉ ổi.
Bắt chước làm thui chột khả năng sáng tạo, khiến cuộc sống trở nên đon điệu, tẻ nhạt và khiến con người thiếu động lực và đam mê.
Mỗi một cá thể là sự tồn tại duy nhất độc đáo trên đời, một khi bắt chước nghĩa là chấp nhận mất đi đặc trưng, cá tính, bản sắc. Chính sự bắt chước đối ‘tượng khác là hành động từ chối việc khẳng định giá trị bản thân.
Bài học nhận thức và hành động:
Cần phân biệt hai khái niệm: bắt chước và học tập. Học tập ở mức độ cao hơn, là sự bắt chước có sự lựa chọn, suy tính những điểm tốt, mặt mạnh của đối tượng khác để từ đó hoàn thiện dần bản thân. Do vậy nên học tập chứ không nên bắt chước người khác.
Cũng cần lưu ý việc học tập chỉ có tác dụng khi có được lí trí sáng suốt định hướng. Do đó trong mọi trường hợp, cần phát huy giá trị bản thân cũng như trí tuệ, lập trường, bản lĩnh cá nhân trong việc học tập và làm theo người khác.