suy-nghi-ve-loi-song-thuc-dung-cua-mot-bo-phan-thanh-nien-hien-nay

Suy nghĩ về lối sống thực dụng của một bộ phận thanh niên hiện nay.

Suy nghĩ về lối sống thực dụng của một bộ phận thanh niên hiện nay.

Lối‌ ‌sống‌ ‌thực‌ ‌dụng‌ ‌là‌ ‌lối‌ ‌sống‌ ‌coi‌ ‌nặng‌ ‌giá‌ ‌trị‌ ‌vật‌ ‌chất,‌ ‌chạy‌ ‌đua‌ ‌theo‌ ‌những‌ nhu‌ ‌cầu‌ ‌trước‌ ‌mắt,‌ ‌đặt‌ ‌lợi‌ ‌ích‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌lên‌ ‌trên‌ ‌tất‌ ‌cả,‌ ‌gần‌ ‌với‌ ‌sự‌ ‌ích‌ ‌kỉ,‌ ‌trục‌ lợi.‌ ‌Lối‌ ‌sống‌ ‌thực‌ ‌dụng‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌căn‌ ‌bệnh‌ ‌nguy‌ ‌hiểm‌ ‌có‌ ‌thể‌ ‌làm‌ ‌băng‌ ‌hoại‌ ‌đạo‌ ‌đức‌ ‌ con‌ ‌người.‌ ‌

Biểu‌ ‌hiện‌ ‌của‌ ‌lối‌ ‌sống‌ ‌thực‌ ‌dụng:‌ ‌sống‌ ‌buông‌ ‌thả,‌ ‌thờ‌ ‌ơ,‌ ‌hành‌ ‌xử‌ ‌thô‌ ‌bạo,‌ ‌vi‌ phạm‌ ‌pháp‌ ‌luật‌ ‌nhà‌ ‌nước,‌ ‌coi‌ ‌trọng‌ ‌tiền‌ ‌bạc,‌ ‌xem‌ ‌nhẹ‌ ‌những‌ ‌giá‌ ‌trị‌ ‌đạo‌ ‌đức,‌ nhân‌ ‌cách,‌ ‌tâm‌ ‌hồn.‌ ‌Ví‌ ‌dụ:‌ ‌hiện‌ ‌tượng‌ ‌chọn‌ ‌nghề‌ ‌theo‌ ‌thị‌ ‌hiếu‌ ‌xã‌ ‌hội‌ ‌mà‌ ‌không‌ ‌ theo‌ ‌sở‌ ‌thích,‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân;‌ ‌bạo‌ ‌lực‌ ‌trong‌ ‌học‌ ‌đường…‌ ‌

Tác‌ ‌hại‌ ‌của‌ ‌lối‌ ‌sống‌ ‌thực‌ ‌dụng:‌ ‌Lối‌ ‌sống‌ ‌thực‌ ‌dụng‌ ‌sẽ‌ ‌làm‌ ‌tha‌ ‌hóa‌ ‌con‌ ‌người,‌ khơi‌ ‌dậy‌ ‌những‌ ‌ham‌ ‌muốn‌ ‌bản‌ ‌năng,‌ ‌cơ‌ ‌hội,‌ ‌chạy‌ ‌theo‌ ‌hưởng‌ ‌lạc,‌ ‌những‌ ‌lợi‌ ‌ích‌ ‌ trực‌ ‌tiếp‌ ‌trước‌ ‌mắt,‌ ‌xa‌ ‌rời‌ ‌những‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌phấn‌ ‌đấu.‌ ‌Trong‌ ‌quan‌ ‌hệ‌ ‌giữa‌ ‌người‌ với‌ ‌người,‌ ‌những‌ ‌tình‌ ‌cảm‌ ‌lành‌ ‌mạnh‌ ‌bị‌ ‌thay‌ ‌thế‌ ‌bằng‌ ‌quan‌ ‌hệ‌ ‌vụ‌ ‌lợi,‌ ‌vật‌ ‌chất.‌ Trong‌ ‌đời‌ ‌sống,‌ ‌họ‌ ‌vô‌ ‌trách‌ ‌nhiệm,‌ ‌bàng‌ ‌quan,‌ ‌vô‌ ‌cảm,‌ ‌không‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chống‌ ‌cái‌ ‌sai‌ ‌và‌ ‌cũng‌ ‌không‌ ‌ủng‌ ‌hộ‌ ‌cái‌ ‌đúng,‌ ‌cái‌ ‌tốt.‌ ‌

Nguyên‌ ‌nhân‌ ‌của‌ ‌lối‌ ‌sống‌ ‌thực‌ ‌dụng:‌ ‌do‌ ‌ý‌ ‌thức‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân;‌ ‌do‌ ‌môi‌ ‌trường‌  giáo‌ ‌dục‌ ‌còn‌ ‌chưa‌ ‌chú‌ ‌trọng‌ ‌đến‌ ‌đạo‌ ‌đức,‌ ‌nhân‌ ‌cách,‌ ‌kĩ‌ ‌năng‌ ‌sống;‌ ‌do‌ ‌gia‌ ‌đình‌ thiếu‌ ‌sát‌ ‌sao,‌ ‌quan‌ ‌tâm;‌ ‌do‌ ‌xã‌ ‌hội‌ ‌chưa‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌được‌ ‌những‌ ‌hoạt‌ ‌động‌ ‌hữu‌ ‌ích‌ ‌ thu‌ ‌hút‌ ‌giới‌ ‌trẻ,…‌ ‌

Biện‌ ‌pháp‌ ‌khắc‌ ‌phục:‌ ‌Sống‌ ‌phải‌ ‌có‌ ‌khát‌ ‌vọng,‌ ‌lí‌ ‌tưởng,‌ ‌có‌ ‌hoài‌ ‌bão,‌ ‌mục‌ ‌đích‌ ‌sống,‌ ‌động‌ ‌lực‌ ‌để‌ ‌phấn‌  đấu.‌ ‌Nhất‌ ‌là‌ ‌tuổi‌ ‌trẻ‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌biến‌ ‌ước‌ ‌mơ‌ ‌thành‌ ‌hành‌ ‌động‌ ‌cụ‌ ‌thể,‌ ‌năng‌ ‌động,‌ dám‌ ‌nghĩ,‌ ‌dám‌ ‌làm,‌ ‌không‌ ‌uổng‌ ‌phí‌ ‌thời‌ ‌gian,‌ ‌loại‌ ‌bỏ‌ ‌lối‌ ‌sống‌ ‌ích‌ ‌kỉ,‌ ‌vượt‌ ‌qua‌ ‌ cám‌ ‌dỗ‌ ‌đời‌ ‌thường.‌ ‌ ‌

Gia‌ ‌đình,‌ ‌nhà‌ ‌trường‌ ‌và‌ ‌xã‌ ‌hội‌ ‌cần‌ ‌quan‌ ‌tâm‌ ‌hơn‌ ‌tới‌ ‌giáo‌ ‌dục,‌ ‌tạo‌ ‌động‌ ‌lực‌ phấn‌ ‌đấu‌ ‌và‌ ‌thu‌ ‌hút,‌ ‌trọng‌ ‌dụng‌ ‌giới‌ ‌trẻ‌ ‌vào‌ ‌những‌ ‌việc‌ ‌làm‌ ‌có‌ ‌ích.‌

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang