»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta
- Mở bài:
Tôn sư trọng đạo vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong lễ giáo phong kiến, người thầy được tôn vinh ở vị trí thứ hai, trên cả người cha, chỉ sau nhà vua, người lãnh đạo tối cao của đất nước. Xét về chức vị, người thầy không có một địa vị nào. Nhưng xét về mức độ trọng vọng thì người thầy lại là bậc tôn kính tối thượng. Điều đó không phải là không có lí bởi dân tộc ta vốn rất coi trọng việc học, lấy đạo học làm nền tảng căn bản trong công cuộc trị nước và giữ nước.
- Thân bài:
Tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư là tôn quý, kính trọng và biết ơn sâu sắc người làm thầy dạy học trong xã hội. Tấm lòng tôn kính ấy được thể hiện mọi lúc, mọi nơi bằng những hành động ý nghĩa nhất.
Trọng đạo là xem trọng đạo học, đạo lí làm người trong xã hội. Dù thuộc bất kì tầng lớp nào trong xã hội, con người luôn lấy nền tảng đạo đức ấy làm chuẩn mực điều phối cung cách ứng xử cho phù hợp với các nguyên tắc đã được đặt ra.
Người biết tôn sư trọng đạo luôn tôn kính quý trọng người thầy và đạo học trong cuộc sống. Những gì liên quan đến quá trình dạy và học đều được họ trân trọng, giữ gìn và phát huy. Người biết tôn sư trọng đạo luôn biết vâng lời người dạy học và quý trọng đạo học, đạo lí làm người mẫu mực mà các thầy đã nêu gương. Họ luôn xem người thầy là chuẩn mực của đạo đức, nhân cách và tri thức trong xã hội. Không bao giờ họ tỏ ra xem thường hay xúc phạm đến bậc tôn kính ấy. Vào những dịp lễ trọng đại, họ luôn có những hành động thiết thực, thẻ hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công dạy dỗ họ nên người.
Tại sao phải biết tôn sư trọng đạo?
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã dược gìn giữ qua mấy nghìn năm lịch sử. Truyền thống quý báu ấy cần phải được tiếp tục giữ gìn và phát huy trong thời đại mới để tiếp tục phát triển sự nghiệp học tập của nước nhà. Bởi đầu tư cho giáo dục luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các quốc gia. trong bất kì thời đại nào, các nhà lãnh đạo cũng đều chú ý đến nhiệm vụ ấy. Giáo dục luôn là công cụ hữu hiệu nhất để phát huy sức mạnh đất nước.
Bác hồ cũng từng dạy răng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ta đã luôn sẵn có một truyền thống tốt đẹp, một lực lượng hùng hậu như thế từ trước đến giờ. Cho nên kính yêu người thầy, chăm lo cho sự nghiệp học tập, biết tôn sư trọng đạo là một nhiệm vụ rất cần thiết để tăng cường sức mạnh quốc gia.
Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người. Nó giúp con người sống đúng với chuẩn mực xã hội, đúng với đạo lí làm người. Ai ai cũng đi học, ai ai cũng hiểu rõ và làm theo chuẩn mực thì xã hội sẽ yên bình, đất nước sẽ cường thịnh.
Phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc:
Trước hết là biết quý trọng đạo lí của dân tộc ta đã ngàn năm gìn giữ. Chăm học, chăm làm, lễ phép, cung kính với thầy cô giáo. Luôn nghĩ về và có những hành động ý nghĩa tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo. Thường xuyên thăm hỏi, động viên và giúp đỡ thầy cô giáo khi cần thiết.
Giải thích và ca ngợi nhiệm vụ giáo dục con người trong cộng đồng và xã hội. Phải làm cho mọi người hiểu hơn và cùng tôn vinh, thực hiện nhiệm vụ giáo dục tri thức và đạo đức rộng rãi trong xã hội. Phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học, tầm quan trọng của người thầy đối với sự phát triển tri thức và đạo đức của con người.
Phê phán và lên án những người xem thường nhiệm vụ học tập hoặc có hành vi xúc phạm đến nhân cách, nhân phẩm người thầy.
Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tôn sư trọng đạo. Không những họ lười biếng học tập, vô lễ với thầy cô giáo mà còn có hành vi thô lỗ, xúc phạm đến người thầy. Bởi thế, họ thường bị xã hội chỉ trích, xem thường, Những người như thế thật đáng chê trách.
Bài học nhận thức và hành động:
Tôn sư trong đạo là sống dúng với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Thái độ ấy, phẩm chất ấy phải được gìn giữ và phát huy hơn nữa trong cuộc sống hiện nay.
- Kết bài:
Người xưa thường nói: “Không thầy đó mày làm nên”. Câu nói tuy có phần đề cao tuyệt đối vai trò của người thầy đối với sự thành công của con người trong đời sống nhưng không có nghĩa là không có lí. Thực tế đã chứng minh rằng mọi công đều khởi đầu bằng sự chỉ dạy của người thầy. Bởi thế, không tôn kính người thầy, không tôn kính đạo lí thì không thể trở thành người thành công được.
Tham khảo:
Suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta
Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Đó là truyền thống tốt đẹp , quý báo của những đứa con đất Việt . “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy. Nửa chữ cũng là thầy) đã ăn sâu vào trong suy nghĩ trở thành phẩm chất, lối ứng xử tốt đẹp của mỗi con người.
Việc gìn giữ nhũng giá trị tốt đẹp và phát huy nền giáo dục trọng đức là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Khi nhắc đến công ơn thầy cô, chúng ta không sao hiểu được hết. Ơn thầy dẫu có đếm hết sao đêm nay, dẫu đếm hết lá mua thu rơi cũng không sao kể hết công ơn người thầy đối với mỗi con người. Ơn thầy cô như trời cao biển rộng.
Tôn sư trọng đạo là đề cao tôn trọng người thầy, người cô đã dạy ta chữ nghĩa, dạy ta đạo đức sống, dạy ta biết cách yêu thương và nhường nhịn, bao dung và giúp đỡ người khác. Chính họ là tấm gương soi sáng chúng ta trên đường đời đầy vẫy những khó khăn của xã hội khắc nghiệt. Vai trò của người làm thầy, làm cô thật sự rất quan trọng đối với những đứa học trò chúng ta.
Dù ở bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng cần có thầy, có cô để đẩy mạnh nền giáo dục lên một tầm cao mới của nhân loại. Vì vậy ta phải biết tôn vinh họ. Vì họ mà ta có thể trở thành một người thành công, là người có sự cống hiến cho xã hội , và được sự tính niệm và yêu mến của mọi người.
Trọng đạo là cầu nối giữa tôn sư và trọng đạo là coi trọng nghề dạy học Đạo ở đây là đạo làm thầy, nghề dạy học. Vì thế chúng ta cần tôn trọng nghề dạy học, nhờ có những người thầy, người cô. Họ sẵn sàng bỏ cả một tuổi thanh xuân đứng trên bục giảng dạy ta biết bao nhiêu điều hay lẽ phải. Họ luôn thầm lặng bên ta. Dẫu có khó khăn thì họ vẫn bên ta, động viên ta. Chúng ta nên trân trọng tấm lòng cao quý ấy.
Nhưng đáp lại tấm lòng ấy thì có những người mãi không để ý đến tấm lòng của những bậc thầy cô đã dành cho tất cả chúng ta. Có những người mỗi ngày họ đến lớp như cho có mặc kệ và bỏ ngoài tai những lời thầy cô khuyên bảo. Đến ngày nào đó liệu chúng ta còn được nghe những tiếng giảng bài vang võng thất thanh hòa nhịp với tiếng của hai chiếc kim đồng hồ cứ chay tít tắt tít tắt trên bục giảng nữa không. Chắc mãi cũng không còn được nghe nữa đâu , dẫu thầy cô có chờ đợi ta nhưng thời gian không cho phép họ làm thế. Vì con người đâu ai tránh được quy luật sinh, lão, bệnh, tử.
Vì thế chính giây phút này hãy trân trọng và đừng lãng phí. Học sinh là khoảng thời gian đẹp nhất khi còn được ngồi trên chiếc ghế đá nhà trường, cạnh bên cành phượng thắm đỏ trôi qua cùng tuổi đời học sinh ngắn ngủi, Vì vậy những ai đang và đã ngồi trên những hàng ghế ấy xin hãy nâng niu và giữ gìn lấy vì đó là thứ mà tiền không bao giờ mua được nó chỉ đánh đổi được khi ta trải qua nó bằng những năm tháng vui vẻ, mang theo và ấp ủ những ước mơ của nhau và cùng thực hiện nó, để sau này dù có xa tận trân trời thì ta vẫn vui vẻ khoảnh mặt lại và mỉm cười những năm tháng vội vã ấy.
Các bạn học sinh, dù các bạn có học giỏi hay không, có nhận được nhiều lời khen ngợi từ thầy cô hay không, xin các bạn hãy luôn nhớ rằng mỗi thầy cô là một thiên thần mà ông trời đã đưa họ đến với chúng ta. Có thể có thầy cô rất nghiêm khắc hoặc thiếu trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục, khiến các bạn chịu nhiều áp lực, khiến việc học tập trở nên nặng nề hoặc buồn chán. Nhưng điều đó không phải là tất cả những gì các bạn sẽ trải qua, các bạn được nhận lấy. Hãy luôn kính trọng và biết ơn họ cho đúng với đạo nghĩa ở đời”:
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Gắng công mà học, có ngày thành danh”.