»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩa về ý kiến của Vũ Khoan: “Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”.
- Mở bài:
Con người Việt Nam ta thật kì lạ, vừa thích cái mới lạ cũng vừa kì thị với cái mới, cái lạ, nhất là đối với người nước ngoài. Khi yêu thích thì chúng ta niềm nở đón nhận. Khi không yêu thích nữa chúng ta lại cự tuyệt quyết liệt. Điều đó, thật không tốt trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay khi chúng ta bắt buộc phải giao thương, hợp tác quốc tế. Nói về điều này, trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, phó thủ tướng Vũ Khoan có chỉ rõ: “Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)
- Thân bài:
Sùng ngoại là gì?
Sùng ngoại là khuynh hướng đề cao những gì có yếu tố nước ngoài. Tâm lí này biểu hiện ở chỗ những gì của nước ngoài là có giá trị, là đẳng cấp hơn, còn những gì có ở trong nước, của dân tộc đều không bằng.
Bài ngoại là gì?
Bài ngoại là tư tưởng bài xích những gì có yếu tố ngoại lai, là sợ hãi hoặc không tin tưởng những người thuộc quốc gia khác.
→ Nhận thức: Cần có thái độ đúng mực trong quá trình giao lưu hội nhập với kinh tế, văn hoá nước ngoài.
Những biểu hiện của tư tưởng sùng ngoại và bài ngoại.
– Tâm kí sùng ngoại: Thường là ở giới trẻ đề cao, tôn sùng những sản phẩm văn hoá, lối sống của nước ngoài: chuộng đồ ngoại, thần tượng sao ngoại… cho đó là đẳng cấp thời thượng.
Dẫn chứng:
+ Thích dùng hàng hiệu, nghe nhạc nước ngoài,..
+ Thích nói tiếng Anh dù không cần thiết.
– Thái độ bài ngoại: thái độ này thường thấy ở người lớn tuổi, kì thị, bài xích những gì có yếu tố ngoại lai, chuộng khuynh hướng “ta về ta tắm ao ta” , “thủ cựu bài tân”…
Dẫn chứng:
+ Chê bai văn hóa châu Âu, Mĩ,….
+ Đề cao các giá trị truyền thống đã không còn phù hợp một cách thái quá.
Tác động của tư tưởng sùng ngoại và bài ngoại.
Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều cản trở sự phát triển của đất nước.
– Nếp nghĩ sùng ngoại:
+ Lợi ích: Tư tưởng hướng ngoại giúp các bạn trẻ tiếp thu cái mới, cái tiến bộ của các nước trên thế giới, mở rộng hiểu biết, có vai trò thúc đẩy sự phát triển đất nước về nhiều mặt, bắt kịp sự phát triển của thời đại.
+ Tác hại: Sùng ngoại quá mức dẫn đến mất gốc, xa rời văn hoá dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa truyền thống, sản xuất kinh tế trong nước. Việc tôn vinh các giá trị bên ngoài sẽ khiến chúng ta mất niềm tin vào chính mình, không có động lực phát huy sức mạnh nội tại, dẫn đến sự lạc hậu, đất nước dẽ roi vào khủng khoảng.
– Nếp nghĩ bài ngoại:
+ Lợi ích: Giữ được bản sắc văn hoá dân tộc trong giao lưu và hội nhập với thế giới, thúc đẩy sự phát triển đất nước nhờ vào yếu tố nội sinh. Biết tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu đúng mức các giá trị tốt đẹp từ bên ngoài sẽ giúp cho chúng ta có được những ứng biến phù hợp trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
+ Tác hại: Bài ngoại quá mức dẫn đến nguy cơ tụt hậu, bị thời đại lãng quên, không áp dụng được những tiến bộ trên thế giới trong phát triển đất nước. Một số đất nước chọn cách đóng cửa, không giao tiếp với thế giới đã khiến cho nền sản xuất ngày càng kém phát triển, đời sống con người ngày càng khó khăn hơn.
Bài học nhận thức.
Trong xu thế giao lưu hội nhập với thế giới, mỗi người cần có sự sáng suốt, biết “gạn đục khơi trong”, nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, học lấy cái hay, cái tốt đẹp của nước ngoài, vận dụng phù hợp vào đời sống và luôn luôn đề cao văn hoá dân tộc, sẵn sàng hội nhập kinh tế thế giới.
- Kết bài:
Câu nói “nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước” của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chân thành nhắc nhở mọi người cần có thái độ đúng mực với những sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. Tuổi trẻ phải luôn ý thức “hoà nhập chứ không hoà tan”, tiếp nhận và lựa chọn khi giao lưu văn hoá với các nước. Có làm được như vậy mới tin rằng đất nước sẽ ngày càng phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ đến muôn đời sau.
Nghị luận: Tâm lý ta về ta tắm ao ta và vấn đề hội nhập thế giới